Việc cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Có mấy hình thức cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
- Điều kiện được vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ đối với dự án của các tổ chức kinh tế là gì?
Việc cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về nguyên tắc cho vay lại như sau:
Nguyên tắc cho vay lại
1. NHPT cho vay đối với Chương trình/dự án có hiệu quả kinh tế-xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Người vay lại phải đảm bảo:
a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo Chương trình/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định trong Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ;
b. Hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phải trả khác đúng thời hạn đã ký kết trong Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ.
Như vậy, theo quy định thì việc cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Ngân hàng Phát triển cho vay đối với Chương trình/dự án có hiệu quả kinh tế-xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Người vay lại phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo Chương trình/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định trong Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ;
- Hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phải trả khác đúng thời hạn đã ký kết trong Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ.
Việc cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về hình thức cho vay lại như sau:
Hình thức cho vay lại
1. NHPT thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, không chịu rủi ro tín dụng:
NHPT có trách nhiệm tổ chức quản lý, thu hồi nợ vay ODA và được hưởng phí dịch vụ cho vay lại do Bộ Tài chính thanh toán bằng 1,5% trên số thu hồi nợ thực tế (bao gồm gốc, lãi và lãi chậm trả nếu có).
2. NHPT thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, chịu rủi ro tín dụng:
NHPT lựa chọn Chương trình/dự án vay vốn đúng đối tượng quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất cho vay là tổ chức quản lý, thu hồi nợ vay và chịu rủi ro tín dụng. NHPT được hưởng chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay đối với Người vay lại và lãi suất vay từ Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định thì có 02 hình thức cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, bao gồm:
(1) Ngân hàng Phát triển thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, không chịu rủi ro tín dụng.
(2) Ngân hàng Phát triển thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, chịu rủi ro tín dụng.
Điều kiện được vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ đối với dự án của các tổ chức kinh tế là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về điều kiện được vay lại như sau:
Điều kiện được vay lại
1. Đối với Chương trình/dự án:
a. Chương trình/dự án của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng được các điều kiện sau:
- Phù hợp với danh mục và quy hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
- Phù hợp với điều kiện của nguồn vốn ODA và nội dung Hợp đồng ủy quyền cho vay lại NHPT đã ký với Bộ Tài chính.
b. Được lập và trình duyệt theo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng; quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Hồ sơ dự án phải đảm bảo đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, chính xác và trung thực.
c. Có hiệu quả về tài chính, có khả năng cân đối và hoàn trả nợ vay trong thời hạn vay vốn của Chương trình/dự án; được NHPT thẩm định hoặc thẩm định lại phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của Chương trình/dự án (kể cả khi Chương trình/dự án đã có quyết định đầu tư).
...
Như vậy, đối với các dự án các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế muốn được vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Phù hợp với danh mục và quy hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
(2) Phù hợp với điều kiện của nguồn vốn ODA và nội dung Hợp đồng ủy quyền cho vay lại Ngân hàng Phát triển đã ký với Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?