Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc phải thực hiện thông qua hợp đồng không?
- Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc phải thực hiện thông qua hợp đồng không?
- Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua giao kết hợp đồng thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua giao kết hợp đồng không?
Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc phải thực hiện thông qua hợp đồng không?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Viễn thông 2009 về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
1. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là việc sử dụng chung một phần mạng, công trình, thiết bị viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng hoặc bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị.
2. Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp viễn thông.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quyết định việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng chung phương tiện thiết yếu nếu các doanh nghiệp viễn thông không đạt được thỏa thuận;
b) Sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị;
c) Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông để phục vụ hoạt động viễn thông công ích.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông.
Theo quy định trên, việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông phải được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp viễn thông.
Cơ sở hạ tầng viễn thông (Hình từ Internet)
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua giao kết hợp đồng thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:
Vi phạm các quy định về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông mà không thông qua hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối không thông qua giao kết hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
b) Không chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định;
c) Không tuân thủ nội quy về an toàn, bảo mật của doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
d) Không thông báo kế hoạch lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kết nối trong phạm vi địa điểm kết nối trước khi thực hiện cho doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua giao kết hợp đồng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua giao kết hợp đồng không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông không thông qua giao kết hợp đồng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?