Ứng dụng trên mạng là gì? Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm như thế nào khi ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật?
Ứng dụng trên mạng là gì?
Căn cứ theo khoản 31 Điều 3 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
30. Phát trực tuyến (livestream) là tính năng cho phép các tài khoản trên các mạng xã hội hoặc trên các nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử truyền tải trực tuyến các nội dung, các dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh theo thời gian thực.
31. Ứng dụng trên mạng (application) là chương trình phần mềm được thiết kế để giúp người sử dụng dùng một hoặc một số tính năng, dịch vụ trên mạng.
...
Theo đó, ứng dụng trên mạng (application) được hiểu là chương trình phần mềm được thiết kế để giúp người sử dụng dùng một hoặc một số tính năng, dịch vụ trên mạng.
Ứng dụng trên mạng là gì? Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm như thế nào khi ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm như thế nào khi ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cung cấp thông tin xuyên biên giới
...
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông:
a) Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử chậm nhất là 24 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được phản ánh, khiếu nại từ người sử dụng về các nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng; thực hiện việc loại bỏ nội dung vi phạm chậm nhất là 24 giờ khi có yêu cầu bằng văn bản, điện thoại, hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) hoặc cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành; thực hiện việc xử lý các yêu cầu, khiếu nại về sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ;
b) Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) về việc cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài để cung cấp thông tin xuyên biên giới cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam định kỳ trước ngày 25 tháng 11 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nội dung báo cáo gồm: Tên doanh nghiệp cho thuê chỗ; địa chỉ và điểm đặt thiết bị; pháp nhân của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ dữ liệu; tiền thuê chỗ lưu trữ dữ liệu; thời hạn thuê; số lượng thiết bị thuê; dung lượng kết nối Internet;
Doanh nghiệp nộp báo cáo trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) hoặc nộp trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trường hợp nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải có chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
c) Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn việc truy cập vào các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao).
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn việc truy cập vào các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao).
Trang thông tin điện tử khi cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có quy định về phân loại trang thông tin điện tử như sau:
Theo đó, trang thông tin điện tử khi cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng được phân loại bao gồm:
(1) Báo điện tử và tạp chí điện tử.
(2) Trang thông tin điện tử tổng hợp.
(3) Trang thông tin điện tử nội bộ.
(4) Trang thông tin điện tử cá nhân.
(5) Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ chuyên ngành.
(6) Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo quy định tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
(7) Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin dưới hình thức Cổng thông tin điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần có nhiệm vụ gì theo quy định?
- Những lời chúc ngày đầu năm đi làm sau Tết Ất Tỵ cho nhân viên, đồng nghiệp, sếp? Sẽ bị đuổi việc nếu tự ý nghỉ quá số ngày so với lịch nghỉ Tết?
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát như thế nào? Quy định về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí?
- Từ năm 2025 người điều khiển xe gắn máy không mang theo bằng lái xe sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh là gì? Thời hạn hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh?