Vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới có hành vi nào không được thực hiện?
- Vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Ngoài bị phạt tiền tổ chức, cá nhân vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới còn bị áp dụng hình phạt nào khác?
Trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới có hành vi nào không được thực hiện?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT thì trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới không được thực hiện các hành vi sau:
- Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
- Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
- Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
- Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
- Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
- Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
- Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
- Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì hành vi vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Làm sai lệch kết quả kiểm định;
- Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định.
- Thực hiện không đúng nhiệm vụ được phân công.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị theo quy định;
- Không thực hiện kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền được giao;
- Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ điều kiện theo quy định;
- Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định;
- Không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định;
- Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định.
(3) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy định;
- Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định;
- Không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kiểm định, kết quả kiểm định theo quy định;
- Không lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định.
Ngoài bị phạt tiền tổ chức, cá nhân vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới còn bị áp dụng hình phạt nào khác?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện các hành vi tại khoản 1 nêu trên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Trung tâm đăng kiểm thực hiện hành vi sau đây bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng đến 03 tháng:
+ Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ điều kiện theo quy định;
+ Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định;
+ Không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định;
+ Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định.
+ Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy định;
+ Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?