Vi phạm quy định trong phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Hối lộ trong phòng cháy chữa cháy chịu trách nhiệm hình sự không?
Không kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy định kỳ thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm phương tiện trong phòng cháy chữa cháy như sau:
"Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
....
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
....
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này."
Như vậy, việc không kiểm tra trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt trên là đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt trên.
Hối lộ trong phòng cháy chữa cháy chịu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Hối lộ cán bộ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy có chịu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ như sau:
"Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ."
Như vậy, hành vi đưa hối lộ cho cán bộ công an thực hiện kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy để sửa giấy giấy kiểm định là trái quy định của pháp luật.
Tùy theo trường hợp cụ thể mà người có hành vi cụ thể sẽ bị xử lý hình sự với các mức phạt khác nhau. Trong trường hợp giá trị tài sản hối lộ lên tới trên 1 tỷ thì có thể nhận mức phạt tù lên tới 20 năm.
Cán bộ thực hiện kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy nhận hối lộ có chịu trách nhiệm hình sự không?
Quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
"Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Đối với cán bộ công an thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy thì tùy theo giá trị tài sản nhận hối lộ sẽ có mức phạt riêng cho từng trường hợp cụ thể. Bạn tham khảo các quy định trên để biết thêm thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?