Ví điện tử có phải phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt không? Ví điện tử có phải phương tiện lưu trữ tiền điện tử không?
Ví điện tử có phải phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt không?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là phương tiện thanh toán) là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
...
Theo đó, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm:
+ Séc;
+ Lệnh chi, ủy nhiệm chi;
+ Nhờ thu, ủy nhiệm thu;
+ Thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước);
+ Ví điện tử;
+ Các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy ví điện tử là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Ví điện tử có phải phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt không? Ví điện tử có phải phương tiện lưu trữ tiền điện tử không? (Hình từ Internet)
Ví điện tử có phải phương tiện lưu trữ tiền điện tử không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Ví điện tử, thẻ trả trước
1. Ví điện tử, thẻ trả trước là phương tiện lưu trữ tiền điện tử.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành, cung ứng ví điện tử, thẻ trả trước. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
Và, căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP giải thích về tiền điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.
...
Như vậy, ví điện tử là phương tiện lưu trữ tiền điện tử. Và, tiền điện tử được hiểu là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
...
3. Chấp thuận bằng văn bản việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
5. Chấp thuận và thu hồi văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức, cá nhân.
7. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ có trách nhiệm quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?