Vết thương phần mềm tổn thương gân gấp là gì? Phẫu thuật chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?

Cho hỏi rằng vết thương phần mềm tổn thương gân gấp là gì? Bên cạnh đó thì việc phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Minh đến từ Long An.

Vết thương phần mềm tổn thương gân gấp là gì?

Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp trên ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN GẤP
I. ĐẠI CƯƠNG
- Thương tích bàn tay tổn thương gân gấp là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Theo Verdan ở vùng cẳng tay và bàn tay chia 5 vùng, tổn thương gân ở mỗi vùng có những cách xử trí riêng
...

Theo đó, vết thương phần mềm tổn thương gân gấp là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật (Hình từ Internet)

Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp trên ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN GẤP
...
II. CHỈ ĐỊNH
- NB bị vết thương bàn tay tổn thương gân gấp
...

Theo đó, phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp sẽ được chỉ định khi người bị vết thương bàn tay tổn thương gân gấp.

Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp có quy trình kỹ thuật thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp trên ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN GẤP
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o
- Đặt Garo
- Cắt lọc vết thương: đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không
- Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: kiểm tra kỹ thương tổn
- Xử trí thương tổn:
- Vùng I:
● Nếu gân gấp đứt trên chỗ bám tận 1cm thi nối gân bằng Prolene 4.0 và khâu tăng cường bằng prolene 6.0
● Nếu gân gấp đứt cách chỗ bám gân dưới 1 cm thì dịch chuyển gân xướng thấp và cố định vào xương đốt 3
- Vùng II:
● Rạch da zich-zac, phẫu tích tìm gân. Trường hợp đầu gân trung tâm tụt sâu lên gan tay, có thể rạch ngang nếp gấp gan tay tìm đầu gân gấp
● Luồn gân qua hệ thống ròng rọc
● Nối gân gấp sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0
● Có thể cắt bổ rộng rãi gân gấp nông
● Cố gắng giữ dây chằng vòng A2 tránh co cứng gấp ngón tay
- Vùng III:
● Thương tổn thường kèm cả mạch máu thần kinh
● Khâu nối cả gân gấp nông và sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0
● Khâu nối thần kinh bằng Prolen 6.0. Khâu bao bó thần kinh dưới kính hiển vi là tốt nhất
- Vùng IV:
● Thường gặp đứt nhiều gân, thần kinh giữa, cung gan tay nhánh vận động của thần kinh trụ
● Nối gân gấp nông sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0
● Nối thần kinh
- Vùng V:
● Thường bị tổn thương gân cơ, mạch máu, thần kinh giữa trụ
● Nối gân bằng prolene 4.0 6.0
● Khâu cơ bằng Vicryl 2.0
● Nối thần kinh, mạch máu
- Bất động bột tư thế trùng gân, đặt ở mu tay.
...

Theo đó, có thể thấy rằng phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương gân gấp sẽ có bước tiến hành như sau:

Về phương pháp vô cảm người thực hiện tiến hành cho người bệnh bằng gây tê đám rối

Về kỹ thuật thực hiện phẫu thuật

- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o

- Đặt Garo

- Cắt lọc vết thương: đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không

- Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: kiểm tra kỹ thương tổn

- Xử trí thương tổn:

- Vùng I:

+ Nếu gân gấp đứt trên chỗ bám tận 1cm thi nối gân bằng Prolene 4.0 và khâu tăng cường bằng prolene 6.0

+ Nếu gân gấp đứt cách chỗ bám gân dưới 1 cm thì dịch chuyển gân xướng thấp và cố định vào xương đốt 3

- Vùng II:

+ Rạch da zich-zac, phẫu tích tìm gân. Trường hợp đầu gân trung tâm tụt sâu lên gan tay, có thể rạch ngang nếp gấp gan tay tìm đầu gân gấp

+ Luồn gân qua hệ thống ròng rọc

+ Nối gân gấp sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0

+ Có thể cắt bổ rộng rãi gân gấp nông

+ Cố gắng giữ dây chằng vòng A2 tránh co cứng gấp ngón tay

- Vùng III:

+ Thương tổn thường kèm cả mạch máu thần kinh

+ Khâu nối cả gân gấp nông và sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0

+ Khâu nối thần kinh bằng Prolen 6.0. Khâu bao bó thần kinh dưới kính hiển vi là tốt nhất

- Vùng IV:

+ Thường gặp đứt nhiều gân, thần kinh giữa, cung gan tay nhánh vận động của thần kinh trụ

+ Nối gân gấp nông sâu bằng Prolene 4.0 và 6.0

+ Nối thần kinh

- Vùng V:

+ Thường bị tổn thương gân cơ, mạch máu, thần kinh giữa trụ

+ Nối gân bằng prolene 4.0 6.0

+ Khâu cơ bằng Vicryl 2.0

+ Nối thần kinh, mạch máu

- Bất động bột tư thế trùng gân, đặt ở mu tay.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,028 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào