Về phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước sẽ có những chính sách như thế nào? Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được xã hội hóa ra sao?

Cho hỏi về phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước sẽ có những chính sách như thế nào? Kèm theo đó là công tác phổ biến giáo dục pháp luật được xã hội hóa hiện nay ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh Tùng đến từ Cần Thơ.

Về phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước sẽ có những chính sách như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Theo đó, về phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước sẽ có những chính sách như quy định trên.

Giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật 

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được xã hội hóa ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

Như vậy, trên đó là công tác xã hội hóa phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định trên nay.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên đài truyền hình có được chi trả không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:

Nội dung chi
...
2. Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;
b) Thực hiện thông cáo báo chí, bao gồm: Chi biên soạn tài liệu và văn phòng phẩm phục vụ hoạt động thông cáo báo chí; chi tổ chức họp báo, phát hành, đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
d) Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm: biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thù lao cho phát thanh viên; hỗ trợ trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Chi biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Biên soạn đề cương giới thiệu Luật, Pháp lệnh;
b) Biên soạn, in, phát hành hoặc đăng tải trên website, trang tin điện tử các loại sách, tài liệu pháp luật nghiên cứu chuyên đề, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật phục vụ đối tượng là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật;
c) Biên soạn, in, phát hành hoặc đăng tải trên website, trang tin điện tử các sách pháp luật phổ thông, tờ gấp pháp luật, câu chuyện pháp luật, băng, đĩa, tiểu phẩm pháp luật và các tài liệu khác phù hợp từng đối tượng cụ thể;
d) Biên dịch, in và phát hành tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số;
đ) Biên dịch tài liệu pháp luật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
e) Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng chương trình, rà soát, cập nhật chương trình bài giảng cho nhà giáo và người học.
...

Theo đó, trong nội dung chi trả cho công tác thông tin, tuyền thông phổ biến giáo dục pháp luật.

Sẽ có xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
3,943 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào