Vay tiền bằng CMND là gì? Vay tiền bằng CMND tại các tổ chức tín dụng có phù hợp với quy định pháp luật?
- Vay tiền bằng CMND là gì?
- Vay tiền bằng CMND tại các tổ chức tín dụng có phù hợp với quy định pháp luật?
- Những trường hợp nào không được cho vay vốn theo quy định pháp luật?
- Khách hàng phải trả lãi tiền vay như thế nào nếu đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận?
Vay tiền bằng CMND là gì?
Vay tiền bằng CMND là một cách vay tiền nhanh chủ yếu thực hiện online. Bên cho vay chỉ yêu cầu cung cấp CMND là có thể làm hồ sơ đăng ký vay tiền. Khi vay tiền bằng CMND thì không cần phải chứng minh thu nhập cá nhân. Ngoài ra không cần phải thế chấp tài sản hoặc người bảo lãnh khi vay tiền bằng hình thức này.
Khách hàng sẽ được vay tiền thông quá điểm tín dụng hay còn được gọi là độ uy tín của bản thân. Nếu như đang bị nợ xấu thì rất khó để có thể thực hiện vay tiền theo hình thức này. Cùng với thông tin khách hàng cung cấp cho bên cho vay có đầy đủ và chính xác hay chưa.
Hay có thể hiểu vay tiền bằng CMND là hình thức tín dụng dạng tín chấp, trong đó người vay không cần các tài sản có giá trị hoặc các loại giấy tờ có giá để thế chấp cho khoản vay.
Vay tiền bằng CMND là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Vay tiền bằng CMND tại các tổ chức tín dụng có phù hợp với quy định pháp luật?
Như đã phân tích vay tiền bằng CMND là hình thức vay tín chấp hay vay không cần các tài sản có giá trị hoặc các loại giấy tờ có giá để thế chấp cho khoản vay.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:
Bảo đảm tiền vay
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
...
Như vậy, việc tổ chức tín dụng có áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hay không là do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận và tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay. Do đó, việc vay tiền bằng CMND tại các tổ chức tín dụng dưới hình thức vay tín chấp không cần tài sản bảo đảm là phù hợp với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, cần lưu ý hiện nay xuất hiện hình thức vay tiền bằng CMND qua các app. Những đối tượng cho vay sẽ tạo ra một website hoặc ứng dụng. Khi khách hàng tải ứng dụng về thì sẽ dễ dàng vay vốn mà không cần điều kiện gì. Nhưng khi giải ngân thì sẽ yêu cầu khách hàng đóng khoản phí bảo hiểm bằng 10% số tiền vay hoặc trừ khoản tiền phí mà không báo trước. Do đó, các app này dù thực hiện cho vay tiền bằng CMND nhưng là hình thức trái với quy định pháp luật.
Những trường hợp nào không được cho vay vốn theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN và Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.
- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
- Để mua vàng miếng.
- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Để gửi tiền.
Khách hàng phải trả lãi tiền vay như thế nào nếu đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
(1) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
(2) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại (1), thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
(3) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?