Nếu tôi chậm thanh toán khoản tiền vay tín chấp theo lương thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Thế nào là vay tín chấp theo lương?
Hiện nay, vay tín chấp theo lương được hiểu là hình thức vay tín chấp dùng sao kê bảng lương hàng tháng để chứng minh nguồn thu nhập nhằm chứng minh khả năng chi trả và uy tín của người vay. Vay tín chấp được nhiều người biết tới và là hình thức vay khá phổ biến.
Các đối tượng được vay tín chấp theo lương thông thường cần đảm bảo 03 yêu cầu:
- Là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 18-60 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi nhân sự.
- Là người có khả năng lao động và có nguồn thu nhập hàng tháng ổn định.
- Có chứng minh thư nhân dân (còn thời hạn 15 năm).
Các hình thức vay tín chấp hiện nay:
- Vay theo lương bằng hình thức chuyển khoản: Hình thức này cho vay dựa vào sao kê tài khoản trả lương của bạn. Bên cho vay sẽ căn cứ vào bảng lương của bạn trong 3 tháng gần nhất để tư vấn cho vay, ký hợp đồng cho vay tín chấp.
- Vay theo lương bằng tiền mặt: Hình thức này cho vay dựa vào bảng lương tiền mặt 3 tháng gần nhất của khách hàng. Ngoài ra, đối với trường hợp này nhiều đơn vị cho vay có thể yêu cầu thêm hợp đồng lao động (tối thiểu 3 tháng) để xác minh tính đúng đắn bảng lương của bạn.
Chậm thanh toán khoản tiền vay tín chấp
Mức lãi suất cho vay của hợp đồng vay tín chấp?
Các tổ chức tín dụng có thể tự thỏa thuận với khách hàng lãi suất đối với các khoản vay tín chấp theo quy định của pháp luật, được quy định tại Điều 91 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 như sau:
"1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, cũng có quy định về lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Hơn nữa, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN hướng dẫn thêm có quy định về lãi suất của tổ chức tín dụng có quy định về lãi suất của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay như sau:
"Điều 13. Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
…”
Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đều cho thấy tổ chức tín dụng và khách hàng trong hoạt động vay tín chấp có quyền “tự thỏa thuận lãi suất cho vay” tuy nhiên không được vượt quá mức lãi suất theo Bộ luật Dân sự quy định. Thông thường, lãi suất vay tín chấp thường được tính theo cách:
Lãi suất cố định (hay lãi suất tính theo dư nợ gốc): số tiền lãi mỗi tháng phải trả là một khoản cố định không thay đổi và được tính theo số tiền vay ban đầu cho đến hết kỳ hạn.
Công thức tính:
Lãi phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng
Chậm thanh toán tiền vay tín chấp theo lương bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hợp đồng vay tài sản, như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, đối với hợp đồng vay tài sản khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, đối với hợp đồng vay tài sản khi đến hạn thì bên vay có nghĩa vụ thanh toán tiền gốc và tiền lãi theo hợp đồng vay.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì người nào dùng thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm.
Do đó, đối với trường hợp của bạn chỉ là quan hệ dân sự, chưa có dấu hiệu tội phạm, không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt sản. Hợp đồng vay tín chấp chỉ là hợp đồng vay dân sự, bạn chưa có khả năng trả nợ chứ không phải lừa đảo, bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Nếu trường hợp này bạn không trả được nợ hoặc mất khả năng thanh toán trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện bạn để được giải quyết theo thủ tục dân sự. Có thể Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bạn phải thanh toán khoản nợ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?