Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hình thức nào?
- Vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hoạt động nào?
- Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hình thức nào?
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh như thế nào?
Vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết liên tịch 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 quy định vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh như sau:
- Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, phân công trách nhiệm các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư:
+ Tổ chức vận động các hộ gia đình thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, với 5 nội dung trọng tâm:
++ Thi đua phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng;
++ Xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái;
++ Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp và đảm bảo an toàn thực phẩm;
++ Chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội;
++ Phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.
+ Vận động các hộ gia đình, khu dân cư đăng ký, phấn đấu đạt danh hiệu văn hóa là cơ sở để công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc theo thẩm quyền hướng dẫn các địa phương lồng ghép:
+ Phong trào“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
+ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
+ Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.
+ Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” ở cơ sở, khu dân cư với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết liên tịch 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 quy định như sau:
Vận động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động nguồn lực xã hội thông qua các hình thức sau:
a) Vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các quỹ an sinh xã hội;
b) Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, đỡ đầu các huyện nghèo, xã nghèo, khu dân cư nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên;
c) Vận động hộ gia đình và Nhân dân góp công, góp của phù hợp với điều kiện thực tế để tạo nguồn lực giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2. Các cơ quan nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp và bảo đảm điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định trên vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua những hình thức sau:
- Vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các quỹ an sinh xã hội.
- Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, đỡ đầu các huyện nghèo, xã nghèo, khu dân cư nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên.
- Vận động hộ gia đình và Nhân dân góp công, góp của phù hợp với điều kiện thực tế để tạo nguồn lực giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết liên tịch 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 quy định xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh như sau:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì hiệp thương, phân công các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân xây dựng các mô hình sau đây:
+ Hộ gia đình vượt khó vươn lên thoát nghèo; khu dân cư, xã, phường, thị trấn giảm nghèo bền vững.
+ Xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã nông thôn kiểu mẫu.
+ Phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Các cơ quan nhà nước có liên quan ở trung ương, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng và nhân rộng mô hình, giới thiệu cách làm hay, thúc đẩy sáng kiến, phát huy nội lực để tạo sức lan tỏa trong cả nước về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo khoản 1 Điều 6 Nghị quyết liên tịch 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?