Vấn đề kiểm tra, xử lý vi phạm đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam?
- Công tác kiểm tra văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam bao gồm nội dung gì?
- Công tác kiểm tra văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo trình tự nào?
- Việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối văn phòng con nuôi nước ngoài được thực hiện ra sao?
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam?
Theo Điều 11 Thông tư 21/2011/TT-BTP, những cơ quan sau đây có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam:
- Cục Con nuôi thực hiện quản lý, kiểm tra đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài.
- Trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Bộ, ngành hữu quan, Bộ Tư pháp thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam bao gồm nội dung gì?
Theo Điều 12 Thông tư 21/2011/TT-BTP (được bổ sung một số điểm bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-BTP), nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài bao gồm:
+ Việc chấp hành nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận của Văn phòng con nuôi nước ngoài: tình hình thu, chi tài chính và chế độ lập sổ sách theo dõi việc thu, chi tài chính của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
+ Việc chấp hành Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp cấp;
+ Kết quả giải quyết cho trẻ em làm con nuôi thông qua hỗ trợ của Văn phòng con nuôi nước ngoài;
+ Việc chấp hành quy định, hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài;
+ Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này;
+ Việc thực hiện nghĩa vụ khác của Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010, Nghị định 19/2011/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.
+ Việc thực hiện nghĩa vụ lập, quản lý và sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu.
- Kiểm tra nhân sự của Văn phòng con nuôi nước ngoài bao gồm:
+ Việc đáp ứng tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định tại Điều 32 Nghị định 19/2011/NĐ-CP;
+ Việc ký kết, thực hiện hợp đồng sử dụng lao động và việc đáp ứng tiêu chuẩn của nhân viên Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 21/2011/TT-BTP;
+ Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức nhân sự của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan về thuê trụ sở (nếu có).
Công tác kiểm tra văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo trình tự nào?
Theo Điều 13 Thông tư 21/2011/TT-BTP, công tác kiểm tra văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện theo trình tự như sau:
- Việc kiểm tra Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành định kỳ hằng năm hoặc đột xuất.
- Đối với việc kiểm tra định kỳ hằng năm, Cục Con nuôi thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài biết trước ít nhất 05 ngày làm việc về thời gian, thành phần, nội dung, kế hoạch và địa điểm kiểm tra; trường hợp kiểm tra đột xuất thì thông báo trước ít nhất 01 ngày làm việc.
- Khi tiến hành kiểm tra phải lập biên bản về các nội dung kiểm tra; biên bản phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài. Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy có hành vi vi phạm của Văn phòng con nuôi nước ngoài cần được xử lý kịp thời, trưởng đoàn kiểm tra đề xuất ngay với cấp có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời, nhằm khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm và đề xuất hướng xử lý đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài.
- Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Cục Con nuôi có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng thời thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan về kết luận kiểm tra.
Việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối văn phòng con nuôi nước ngoài được thực hiện ra sao?
Theo Điều 15 Thông tư 21/2011/TT-BTP, việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối văn phòng con nuôi nước ngoài được thực hiện như sau:
- Văn phòng con nuôi nước ngoài nghiêm chỉnh chấp hành Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan khác, có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc giúp đỡ trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam thì được khen thưởng.
Cục trưởng Cục Con nuôi thực hiện chế độ khen thưởng đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng theo quy định.
- Văn phòng con nuôi nước ngoài, người đứng đầu, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài có hành vi vi phạm Thông tư này và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi, thì tùy tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?