Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?

Bệnh cúm A là cúm mùa phải không? Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm? Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh cúm là gì theo quy định?

Bệnh cúm A là cúm mùa phải không? Vắc xin cúm A là gì?

Cúm A còn được gọi là cúm mùa, thường xuất hiện vào mùa đông và xuân, khi có sự chuyển đổi giữa hai mùa. Là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm 75% ca nhiễm ở người. Virus này được phân loại theo các phân tuýp H (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase) trên bề mặt. Cúm A có thể gây dịch lớn và đã từng gây ra các đại dịch như H5N1, H3N2, H1N1.

Căn cứ tại mục 1 Chương 3 Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc xin cúm, giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành kèm theo Quyết định 1950/QĐ-BYT 2013 như sau:

Tình hình phát triển, sản xuất vắc xin cúm
1.1. Trên thế giới
Vắc xin cúm mùa:
Hàng năm, các Trung tâm hợp tác của WHO trên toàn thế giới cung cấp kết quả nghiên cứu chủng vi rút cúm lưu hành để làm cơ sở cho việc sản xuất vắc xin cúm phòng bệnh cho khu vực bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Trong thành phần vắc xin cúm mùa có chủng vi rút cúm A(H1N1), cúm A(H3N2), cúm B. Hiện nay các nhà sản xuất trên thế giới cũng đã đưa các chủng vi rút cúm A(H1N1) gây dịch năm 2009 vào thành phần vắc xin cúm mùa.
1.2. Tại Việt Nam
Trước năm 2006, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu, sản xuất vắc xin cúm, thử nghiệm lâm sàng vắc xin cúm chưa được chú ý đúng mức.
Hiện nay đã có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin cúm là Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) (vắc xin cúm A(H1N1)), Vabiotech (vắc xin cúm A(H1N1) và A(H5N1)), IVAC (vắc xin cúm A(H1N1) và A(H5N1)) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (vắc xin cúm A(H1N1) và A/H5N1). Ngoài kinh phí do Bộ Khoa học công nghệ cấp, các đơn vị còn nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ WHO, US CDC, PATH.
Các nhà sản xuất vắc xin trong nước đã sử dụng chủng cúm đại dịch A/ California/7/2009 (H1N1) hoặc có tên là NYMC-X179 hoặc NIBGG -121 XP do WHO cung cấp. Đối với vắc xin A/H5N1, ngoại trừ chủng rGA/H5N1 của Vabiotech phân lập từ 1 bệnh nhân bị nhiễm cúm A(H5N1) được Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và trường Đại học Tokyo Nhật Bản nghiên cứu di truyền ngược cung cấp, 3 nhà sản xuất còn lại đều sử dụng chủng cúm A(H5N1) tên NIBRG 14 do WHO cung cấp. Tất cả sản phẩm vắc xin cúm A(H1N1) hoặc A(H5N1) đều ở dạng vắc xin bất hoạt, toàn thân vi rút.
...

Như vậy, theo Quyết định 1950/QĐ-BYT 2013 trong thành phần vắc xin cúm mùa có chủng vi rút cúm A(H1N1), cúm A(H3N2), cúm B.

Tại Việt Nam đã có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin cúm là Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) (vắc xin cúm A(H1N1)), Vabiotech (vắc xin cúm A(H1N1) và A(H5N1)), IVAC (vắc xin cúm A(H1N1) và A(H5N1)) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (vắc xin cúm A(H1N1) và A/H5N1).

Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?

Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm A?

Để phòng ngừa cúm mùa một cách hiệu quả, người dân cần thực hiện những biện pháp sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để giảm sự phát tán của các giọt bắn từ đường hô hấp.

- Đeo khẩu trang tại những nơi đông người, trên phương tiện giao thông công cộng và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Không khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh, trừ khi thật sự cần thiết; Tiêm vaccine cúm mùa để phòng bệnh.

- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus cúm; tăng cường vận động thể lực để nâng cao sức khỏe.

*Thông tin mang tính chất tham khảo

Bên cạnh đó, căn cứ tại tiểu mục 4 mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa được ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT 2011 như sau:

PHÒNG LÂY NHIỄM CÚM
1. Các biện pháp phòng bệnh chung
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
...
4. Tiêm phòng vắc xin cúm
- Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
- Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
+ Nhân viên y tế
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
+ Người trên 65 tuổi

Như vậy, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm.

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh cúm là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1 mục II Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa được ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT 2011 quy định về nguyên tắc chung trong điều trị bệnh cúm như sau:

- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

- Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

- Thuốc kháng vi rút được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.

- Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Bệnh cúm mùa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?
Pháp luật
Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì? Vắc xin cúm mùa là gì? Quy trình tiêm chủng bao gồm những bước gì?
Pháp luật
Bệnh cúm mùa là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh cúm mùa? Cách chữa trị bệnh cúm mùa theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Pháp luật
Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng?
Pháp luật
Bệnh cúm mùa thường xuất hiện ở người có độ tuổi bao nhiêu và gây ra các triệu chứng gì? Quy định về chẩn đoán mức độ bệnh cúm mùa như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu các bệnh viện không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh cúm mùa, tuyệt đối không được đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh cúm mùa
26 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh cúm mùa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh cúm mùa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào