Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì? Vắc xin cúm mùa là gì? Quy trình tiêm chủng bao gồm những bước gì?

Bệnh cúm hay Cúm mùa là gì? Có mấy chủng virus cúm? Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì? Vắc xin cúm mùa là gì? Có được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng không? Quy trình tiêm chủng phải thực hiện những bước nào?

Bệnh cúm hay Cúm mùa là gì? Có mấy chủng virus cúm? Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì?

Bệnh Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus).

Virus cúm có 4 chủng chính: A, B, C và D. Trong đó, cúm A và B thường gặp ở người, cúm C thường nhẹ và ít triệu chứng, còn cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và không gây bệnh ở người. Trong đó:

Cúm A còn được gọi là cúm mùa, thường xuất hiện vào mùa đông và xuân, khi có sự chuyển đổi giữa hai mùa. Là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm 75% ca nhiễm ở người. Virus này được phân loại theo các phân tuýp H (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase) trên bề mặt. Cúm A có thể gây dịch lớn và đã từng gây ra các đại dịch như H5N1, H3N2, H1N1.

Ngoài ra, Cúm B chiếm 25% ca nhiễm, lây từ người sang người, có thể gây dịch nhưng ít thành đại dịch. Cúm C hiếm gặp và không gây dịch. Cúm D chủ yếu ảnh hưởng gia súc và chưa có tác động ở người.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Đồng thời, căn cứ tại mục 1 Chương 1 Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc xin cúm, giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành kèm theo Quyết định 1950/QĐ-BYT 2013 như sau:

Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc xin cúm:
Sử dụng vắc xin là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc dự phòng tích cực và chủ động các bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm và nhiều lợi ích, hiệu quả đầu tư kinh tế, phát triển và bảo vệ sức khỏe giống nòi...
Bệnh cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp phát tán. Bệnh cúm nguy hiểm do khả năng lây nhiễm rất cao và lan truyền nhanh, tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tại các nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, chợ, hội họp, nhà ga, bến tàu, sân bay. Trên thế giới, trong các mùa dịch cúm bệnh gây nên gánh nặng về kinh tế do phí tổn phải nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ do bị bệnh.
Hàng năm nước ta vẫn ghi nhận khoảng 1,6 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Từ năm 2003 đến 4/2013, Việt Nam đã ghi nhận 125 trường hợp mắc, 62 trường hợp tử vong do cúm A (H5N1) các trường hợp này phân bố tại 03 khu vực. Từ ngày 31/5/2009 đến tháng 12/2010, cả nước đã ghi nhận 11.305 trường hợp có xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A(H1N1) tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó 61 trường hợp đã tử vong

Như vậy, bệnh cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp phát tán.

Bệnh cúm nguy hiểm do khả năng lây nhiễm rất cao và lan truyền nhanh, tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tại các nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, chợ, hội họp, nhà ga, bến tàu, sân bay.

Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì? Vắc xin cúm mùa là gì? Quy trình tiêm chủng bao gồm những bước gì?

Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì? Vắc xin cúm mùa là gì? Quy trình tiêm chủng bao gồm những bước gì? (Hình từ Internet)

Vắc xin cúm mùa là gì? Có được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng không?

Căn cứ tại mục 1 Chương 3 Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc xin cúm, giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành kèm theo Quyết định 1950/QĐ-BYT 2013 như sau:

Tình hình phát triển, sản xuất vắc xin cúm
1.1. Trên thế giới
Vắc xin cúm mùa:
Hàng năm, các Trung tâm hợp tác của WHO trên toàn thế giới cung cấp kết quả nghiên cứu chủng vi rút cúm lưu hành để làm cơ sở cho việc sản xuất vắc xin cúm phòng bệnh cho khu vực bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Trong thành phần vắc xin cúm mùa có chủng vi rút cúm A(H1N1), cúm A(H3N2), cúm B. Hiện nay các nhà sản xuất trên thế giới cũng đã đưa các chủng vi rút cúm A(H1N1) gây dịch năm 2009 vào thành phần vắc xin cúm mùa.
1.2. Tại Việt Nam
Trước năm 2006, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu, sản xuất vắc xin cúm, thử nghiệm lâm sàng vắc xin cúm chưa được chú ý đúng mức.
Hiện nay đã có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin cúm là Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) (vắc xin cúm A(H1N1)), Vabiotech (vắc xin cúm A(H1N1) và A(H5N1)), IVAC (vắc xin cúm A(H1N1) và A(H5N1)) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (vắc xin cúm A(H1N1) và A/H5N1). Ngoài kinh phí do Bộ Khoa học công nghệ cấp, các đơn vị còn nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ WHO, US CDC, PATH.
Các nhà sản xuất vắc xin trong nước đã sử dụng chủng cúm đại dịch A/ California/7/2009 (H1N1) hoặc có tên là NYMC-X179 hoặc NIBGG -121 XP do WHO cung cấp. Đối với vắc xin A/H5N1, ngoại trừ chủng rGA/H5N1 của Vabiotech phân lập từ 1 bệnh nhân bị nhiễm cúm A(H5N1) được Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và trường Đại học Tokyo Nhật Bản nghiên cứu di truyền ngược cung cấp, 3 nhà sản xuất còn lại đều sử dụng chủng cúm A(H5N1) tên NIBRG 14 do WHO cung cấp. Tất cả sản phẩm vắc xin cúm A(H1N1) hoặc A(H5N1) đều ở dạng vắc xin bất hoạt, toàn thân vi rút.
...

Đồng thời, căn cứ tại tiểu mục 2.2 mục 2 Chương 3 Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc xin cúm, giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành kèm theo Quyết định 1950/QĐ-BYT 2013 quy định:

Tình hình sử dụng vắc xin cúm
...
2.2. Tình hình sử dụng vắc xin cúm tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam vắc xin cúm đại dịch chưa được sử dụng mà mới chỉ sử dụng một số vắc xin cúm mùa do nước ngoài sản xuất có thành phần cúm A(H1N1) đại dịch 2009 được cấp giấy phép lưu hành: Vaxigrip (Sanofi Pasteur), Fluarix (GSK), Influvac (Abbott) và Inflexal (Berna). Các vắc xin này được sử dụng trong hệ thống tiêm chủng dịch vụ cho những người có nhu cầu.
...

Như vậy, vắc xin cúm mùa vắc xin cúm mùa có chủng vi rút cúm A(H1N1), cúm A(H3N2), cúm B.

Ngoài ra, vắc xin cúm mùa chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng mà được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ, bao gồm các vắc xin nhập khẩu được cấp phép lưu hành tại Việt Nam như Vaxigrip (Sanofi Pasteur), Influvac (Abbott),...

Quy trình tiêm chủng phải thực hiện những bước nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng như sau:

Quy trình tiêm chủng bao gồm:

(1) Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:

- Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;

- Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;

- Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

(2) Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:

- Dừng ngay buổi tiêm chủng;

- Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;

- Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.

(3) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến.

(4) Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.

Bệnh cúm mùa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh cúm phổ biến hiện nay là gì? Vắc xin cúm mùa là gì? Quy trình tiêm chủng bao gồm những bước gì?
Pháp luật
Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng?
Pháp luật
Bệnh cúm mùa thường xuất hiện ở người có độ tuổi bao nhiêu và gây ra các triệu chứng gì? Quy định về chẩn đoán mức độ bệnh cúm mùa như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu các bệnh viện không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh cúm mùa, tuyệt đối không được đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh cúm mùa
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh cúm mùa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh cúm mùa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào