Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
- Chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như thế nào?
- Phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như thế nào?
- Nội dung công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng gồm những gì?
Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.
- Chủ động đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban các chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công theo dõi, quản lý, phụ trách.
- Cùng với tập thể cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng và tập thể lãnh đạo nơi công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong địa bàn, lĩnh vực, chuyên đề được phân công theo dõi, quản lý, phụ trách.
- Được sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của cơ quan, tổ chức do mình trực tiếp quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo phân công.
Theo đó, Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có những quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định như đã nêu trên.
Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191? (Hình từ internet)
Chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024, chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được thực hiện như sau:
- Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi có yêu cầu, Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả hoạt động với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đề xuất về định hướng công tác trong thời gian tiếp theo.
- Định kỳ hằng tháng và khi có yêu cầu, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo bằng văn bản về việc tổ chức thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và các nội dung có liên quan; kịp thời báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được phân công chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về tiến độ, khó khăn, vướng mắc và về kết quả thực hiện các kết luận, ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đối với vụ án, vụ việc...
- Định kỳ quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm và khi có yêu cầu, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; trọng tâm của phòng, chống lãng phí là trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; trọng tâm phòng, chống tiêu cực là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.
- Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng tài chính công, tài sản công, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ (gọi chung các loại vụ án, vụ việc này là vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm).
*Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 29/10/2024.
Nội dung công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định nội dung công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;
+ Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
+ Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 10 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định nêu trên còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?