Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước gồm những ai? Ai có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo?
- Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước gồm những ai?
- Ai có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước?
- Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với những ai?
Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước gồm những ai?
Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được quy định tại Điều 9 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của các thành viên Ban Chỉ đạo
Thành viên Ban Chỉ đạo gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm, quyền hạn:
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.
2. Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
Căn cứ kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, từng thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác cụ thể để thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực, chuyên đề được phân công quản lý, phụ trách.
3. Tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo và Trưởng ban về chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách, pháp luật và các giải pháp phòng, chống tham nhũng, nhất là trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Tham gia chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao; tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; thảo luận, quyết định tập thể những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước gồm:
(1) Trưởng ban;
(2) Các Phó trưởng ban;
(3) Các Ủy viên Ban Chỉ đạo.
Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước gồm những ai? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước?
Trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng ban
1. Lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo bảo đảm hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Trực tiếp báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng những chủ trương, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống tham nhũng và trong hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
4. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
5. Triệu tập, chủ trì, định hướng thảo luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; thay mặt Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, theo quy định, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng là người có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.
Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với những ai?
Việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 9 Điều 6 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng ban
...
4. Tham gia chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao; tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; thảo luận, quyết định tập thể những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo.
5. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng; chú trọng chỉ đạo việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng theo lĩnh vực, chuyên đề được phân công.
6. Chủ động làm việc với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền để chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng; phát hiện, báo cáo, đề xuất kịp thời với Ban Chỉ đạo biện pháp giải quyết những vấn đề phức tạp, mới phát sinh liên quan tới lĩnh vực, chuyên đề được phân công phụ trách, quản lý.
7. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thành viên Ban Chỉ đạo chủ động phối hợp với nhau để giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề do mình theo dõi, phụ trách.
8.Được sử dụng tổ chức bộ máy do mình trực tiếp quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
9.Báo cáo định kỳ (03 tháng một lần) hoặc đột xuất với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, theo quy định, định kỳ (03 tháng một lần) hoặc đột xuất thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?