Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức thế nào? Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là ai?
Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức thế nào?
Theo Điều 1 Quyết định 619/QĐ-TTg năm 2020 quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý các hoạt động liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên Lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk của Việt Nam, theo quy định của Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được sử dụng con dấu hình quốc huy và có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có trụ sở tại số 23 Hàng Tre, thành phố Hà Nội và Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý các hoạt động liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên Lưu vực sông Mê Công.
Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 619/QĐ-TTg năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
1. Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Các Phó Chủ tịch: Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
4. Các Ủy viên:
a) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
b) Thứ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an;
c) Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam kiêm Ủy viên Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam;
d) Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước;
đ) Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường;
e) Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;
g) Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai;
h) Đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San -Srêpốk gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đắc Lắk, Đắc Nông, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
5. Các đại diện lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số tổ chức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước với quy mô lớn hoặc có tác động lớn tới nguồn nước của lưu vực sông; các nhà khoa học; các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan được mời tham gia các cuộc họp của Ủy ban và các Tiểu ban khi cần thiết.
6. Các Tiểu ban: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long và Tiểu ban lưu vực sông Sê San - Srêpốk.
Theo quy định trên, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các Phó Chủ tịch: Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ai có quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 619/QĐ-TTg năm 2020 về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Quyết định thành viên Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực và các Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam;
b) Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam quyết định phê duyệt danh sách Ủy viên Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo văn bản cử nhân sự của các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chủ tịch Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.
3. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, thành phần và quy chế hoạt động của các Tiểu ban trực thuộc.
4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và bàn giao nguyên trạng tài sản, hồ sơ, tài liệu và các kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam khi Quyết định này có hiệu lực thi hành;
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản kinh phí khác để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam;
c) Các Bộ, ngành, địa phương khác có liên quan chịu trách nhiệm cử đại diện tham gia Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo đúng thành phần và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo thẩm quyền quản lý được giao của Bộ, ngành, địa phương.
Như vậy, người có quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?