Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan gì? Và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ những nội dung nào?
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 10/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao.
3. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Thực hiện quyền, trách nhiệm của Chính phủ
Quyền, trách nhiệm của Chính phủ theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được thực hiện như sau:
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ: Ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu theo quy định của Chính phủ; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ và cơ chế quản lý tiền lương của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
3. Bộ Tài chính:
a) Trình Chính phủ ban hành: Quy định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Xây dựng Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ xem xét và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm theo phân công của Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ những nội dung như sau:
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu theo quy định của Chính phủ;
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Lãnh đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 131/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Lãnh đạo
1. Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Ủy ban hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng; các chức danh lãnh đạo còn lại được hưởng theo mức quy định tại mục I.1 tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?