Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định pháp luật
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông được pháp luật quy định như thế nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước đối với cát, sỏi lòng sông; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, cụ thể như sau:
a) Xây dựng nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Tổ chức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông để cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật về khoáng sản; chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có chung ranh giới hành chính là các dòng sông trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông, kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực giáp ranh (dưới đây gọi chung là quy chế phối hợp) và tổ chức thực hiện quy chế trên địa bàn địa phương sau khi ban hành;
d) Xây dựng và ban hành phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn, trong đó có việc quy định trách nhiệm và xử lý người đứng đầu các sở, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã;
đ) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác cát sỏi trái phép; vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn;
e) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi trên sông, hồ, vùng cửa sông ven biển; bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông thuộc thẩm quyền trên địa bàn;
g) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông nội tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội tỉnh;
h) Phê duyệt quy hoạch hệ thống bến, bãi và cấp giấy phép bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông quy định tại Điều 10 Nghị định này;
i) Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan trung ương có liên quan về tình hình cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông tại địa phương.
Ủy ban nhân dân (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định pháp luật
Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Triển khai thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các huyện thuộc các địa phương khác nằm trong khu vực giáp ranh địa giới hành chính;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được báo tin xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, bản, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép;
b) Phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông được pháp luật quy định rõ ở trên.
Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề khai thác cát vào ban đêm như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân phường TP Hà Nội? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường TP Hà Nội?
Có bao nhiêu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Ai có quyền thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh?
Ủy ban nhân dân họp chuyên đề khi nào? Quyết định của Ủy ban nhân dân tại phiên họp phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Tổng hợp 03 mẫu đơn xin xác nhận của Ủy ban nhân dân thường gặp? Tải về file word 03 mẫu đơn xin xác nhận?
Khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường có phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hay không?
Khai thác cát có phải là khai thác khoáng sản không? Khai thác cát làm sụt lún nhà dân thì phải bồi thường đúng không?
UBND thành phố Đà Lạt do cơ quan nào bầu? Nhiệm kỳ của UBND thành phố Đà Lạt sẽ là bao nhiêu năm?
Những vấn đề UBND Hà Nội cần thảo luận và quyết nghị? Trình UBND Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội những công việc gì?
UBND Hà Nội họp thường kỳ mấy lần và được tổ chức khi nào? Phiên họp được chuẩn bị như thế nào?
Ủy ban nhân dân có phải thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường trên địa bàn hay không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác cát
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?