Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tại TP Đà Nẵng? Kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND với Nhân dân được gửi đến ai?
Ủy ban nhân dân phường tại thành phố Đà Nẵng làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị định 170/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
1. Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cho đến khi có quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân phường tại thành phố Đà Nẵng làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tại TP Đà Nẵng? Kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND với Nhân dân được gửi đến ai? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thành phố Đà Nẵng như thế nào?
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thành phố Đà Nẵng được quy định tại Điều 10 Nghị định 170/2024/NĐ-CP như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu Ủy ban nhân dân phường, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân phường theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường.
- Trực tiếp sử dụng và quản lý công chức làm việc tại phường theo quy định tại Nghị định này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được ủy quyền cho công chức giữ chức danh Tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường đối với việc:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật.
Công chức Tư pháp - hộ tịch được ủy quyền phải có kinh nghiệm từ 03 năm công tác trở lên ở lĩnh vực Tư pháp - hộ tịch.
- Ký các văn bản của Ủy ban nhân dân phường với chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở phường và chịu trách nhiệm về các văn bản của Ủy ban nhân dân phường.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường vi phạm trách nhiệm quy định nêu trên thì bị xem xét xử lý theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và quy định của pháp luật có liên quan.
Kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường với Nhân dân thành phố Đà Nẵng phải được gửi đến ai?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 170/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường với Nhân dân
1. Hằng năm, trước 45 ngày tính đến ngày tổ chức kỳ họp thường kỳ của Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm hoàn thành việc tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân ở phường về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở địa phương. Căn cứ vào quy mô dân số, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có thể tổ chức đối thoại với Nhân dân qua các đại diện tổ dân phố. Ủy ban nhân dân phường phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến Tổ trưởng tổ dân phố về thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị đối thoại với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.
2. Kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường với Nhân dân phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố ở quận, Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.
Như vậy, kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường với Nhân dân tại thành phố Đà Nẵng phải được gửi đến:
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ở quận;
- Ủy ban nhân dân quận;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?