Tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án dân sự khoá 1 năm 2023? Phí đào tạo là bao nhiêu?
- Tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án dân sự khoá 1 năm 2023?
- Phí đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án dân sự là bao nhiêu? Thủ tục nộp hồ sơ gồm các bước nào?
- Trở thành thừa phát lại thì phải có tiêu chuẩn gì?
- Mục tiêu của chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và thừa phát lại như thế nào?
Tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án dân sự khoá 1 năm 2023?
Tại Thông báo 781/TB-HVTP năm 2023 nêu rõ: Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh năm 2023, Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại khoá 1 năm 2023 tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
*Chương trình đào tạo
- Tên chương chương trình: Chương trình chi tiết đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại ban hành kèm theo Quyết định 410/QĐ- HVTP 07/3/2023.
(Chi tiết xem tại: http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/chuong-trinh-dao- tao.aspx?ItemID=11)
- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ (27 tín chỉ).
- Thời gian đào tạo: 09 tháng.
- Văn bằng tốt nghiệp: Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, đào tạo nghề Thừa phát lại (Chứng chỉ này có giá trị pháp lý như chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại).
- Địa điểm đào tạo:
+ Tại TP. Hà Nội: Học viện Tư Pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Đối tượng: Người có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
- Lớp học: Lớp học ban ngày thứ Bảy và Chủ nhật (trừ nghỉ hè, Lễ, Tết).
Tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khoá 1 năm 2023? Phí đào tạo nghề thừa phát lại là bao nhiêu? (Hình internet)
Phí đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án dân sự là bao nhiêu? Thủ tục nộp hồ sơ gồm các bước nào?
Tại Mục 5,6 Thông báo 781/TB-HVTP năm 2023 nêu rõ mức học phí:
- Mức thu dịch vụ xét tuyển và học phí
+ Mức thu dịch vụ xét tuyển: 200.000 đồng/01 thí sinh.
+ Học phí: Theo Quyết định 856/QĐ-HVTP ngày 08/5/2023.Cụ thê:
- Mức học phí là 18.500.000 đồng/học viên/khóa học (Mười tám triệu năm trăm nghìn đồng chẵn).
Lưu ý: Hàng năm mức học phí trên có thể tăng thêm, mức tăng có thể thay đổi theo quy định của pháp luật và quyết định của Giám đốc Học viện Tư pháp.
* Hồ sơ dự tuyển và thủ tục nộp
- Hồ sơ dự tuyển: (Hồ sơ theo mẫu của Học viện Tư pháp)
(Thí sinh tải hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Học viện Tư pháp: http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/cac-mau-don.aspx?ItemID=9)
+ Mỗi thí sinh nộp 02 bộ hồ sơ (bản giấy) gồm:
++ 02 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Học viện Tư pháp) Tải về
++ 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh (theo mẫu của Học viện Tư pháp) Tải về
+ 02 Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương;
- 04 ảnh 4x6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh);
- 01 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
* Thời gian nộp hồ sơ: Hết ngày 25/8/2023;
* Thủ tục nộp hồ sơ dự tuyển:
- Nộp hồ sơ dự tuyển trực tiếp;
- Gửi hồ sơ dự tuyển qua bưu điện.
+ Đối với thí sinh đăng ký học tại thành phố Hà Nội:
+ Thí sinh nộp phí dịch vụ xét tuyển 200.000 đồng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Học viện Tư pháp.
* Địa điểm nhận hồ sơ:
- Nhận hồ sơ vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tét).
+ Tại TP. Hà Nội: Phòng A104 - Phòng Đào tạo và Công tác học viên, Học viện Tư pháp - Phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 3 - Tổ Đào tạo và Công tác học viên - Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem chi tiết Thông báo 781/TB-HVTP năm 2023 Tải về
Trở thành thừa phát lại thì phải có tiêu chuẩn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã khái niệm Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Đồng thời tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Mục tiêu của chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và thừa phát lại như thế nào?
Tại Mục 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 xác định mục tiêu đào tạo như sau:
- Trang bị cho người học đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng, có đạo đức, kỹ năng hành nghề cơ bản;
- Tạo nguồn bổ nhiệm Chấp hành viên
- Góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tư pháp;
- Bổ trợ tư pháp phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, đối tượng được tham gia đào tạo là những người có trình độ cử nhân luật trở lên.
Người tiến hành đào tạo sẽ là các giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng (là các Chấp hành viên, chuyên gia pháp luật có kinh nghiệp, uy tín nghề nghiệp và các đối tượng khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?