Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức?
Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai?
Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ?
Tục xin chữ là một phong tục văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào các dịp đầu xuân, đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Trong phong tục này, người dân sẽ xin chữ từ các thầy đồ, ông đồ hoặc những người có học vấn cao, am hiểu thư pháp. Những chữ này thường được viết bằng thư pháp Hán – Nôm hoặc Quốc ngữ trên giấy đỏ, biểu trưng cho may mắn, tài lộc và những điều tốt đẹp trong năm mới.
Tục xin chữ bắt nguồn từ việc, các nhà nho xưa kia coi đây là thú chơi, viết tặng nhau những bức thư pháp, câu đối, bài thơ, bài phú. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, mừng thọ, mừng tân gia, mừng duyên mới. Cũng vì ngày đó, người dân không được học hành nhiều như bây gờ nên việc tìm đến người hay chữ, viết đẹp để xin chữ trở thành một phần không thể thiếu vào những dịp quan trọng như Tết cổ truyền của dân tộc.
Với những ý nghĩa tốt đẹp đó mà không gian cho chữ cũng vì thế mà có phần giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng trang nhã, hoài cổ, không có sự hiện diện của sự xô bồ, ồn ào bên ngoài, để từ người cho chữ hay xin chữ cảm thấy tâm thanh thản, nhẹ nhàng, lúc đó con người ta quay về với cái thiện, về cội nguồn dân tộc.
Có thể thấy, tục xin chữ đầu năm như một món quà tinh thần vô giá không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân năm mới của người Việt. Xuất phát từ việc gửi gắm những mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ thành hiện thực trong năm mới, người đi xin chữ trước khi đến gặp các ông đồ đã đặt niềm tin vào những con chữ muốn xin hoặc nói lên những nguyện vọng để các thầy viết tặng những con chữ, lời chúc phù hợp.
Lưu ý: Thông tin tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? chỉ mang tính chất tham khảo!
Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức?
Căn cứ theo Điều 13 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, công chức, viên chức sẽ được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
Tục xin chữ là gì? Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức? (Hình từ Internet)
Tết Âm lịch nước ta có bắn pháo hoa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
...
Như vậy, Tết Âm lịch được xem là Tết Nguyên đán ở nước ta.
Do đó, vào ngày Tết Âm lịch nước ta sẽ tổ chức bắn pháo hoa như sau:
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Tết Âm lịch có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Tết Âm lịch (01 tháng Giêng Âm lịch) ở nước ta được xem là ngày lễ lớn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về kiểm tra giám sát trong tố tụng hình sự như thế nào? Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự?
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào?
- Ai là người thực hiện công việc theo hợp đồng lao động? Quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại lần đầu mới nhất theo Thông tư 56?
- Cơ quan quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia là cơ quan nào? Các bước bảo dưỡng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia?