Tân niên là gì? Tiệc tân niên là gì? Ý nghĩa khi tổ chức tiệc tân niên? Tân niên người lao động có được nghỉ không?
Tân niên là gì?
Tân niên là gì? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thường tự đặt ra, đặc biệt khi bắt đầu một năm mới. Tân niên không chỉ đơn giản là thời điểm chuyển giao giữa các năm, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là ở Việt Nam. Câu hỏi "Tân niên là gì?" có thể giúp chúng ta tìm hiểu về các phong tục, tập quán và những lễ hội đặc trưng của ngày đầu năm.
Tân niên là một từ Hán-Việt, - Tân là mới - Niên là năm Như vậy tân niên chính là năm mới, là thời gian một năm lịch bắt đầu và phép đếm năm tăng thêm một đơn vị. Tân niên tiếng Anh là New Year. |
Tân niên thường đi kèm với những hoạt động như thăm hỏi, gửi lời chúc tốt lành, tổ chức tiệc tùng, mừng tuổi cho nhau, đặc biệt là trong gia đình và cộng đồng. Từ "Tân niên" không chỉ được dùng để chỉ lễ Tết mà còn được dùng trong các sự kiện, buổi tiệc đầu năm hoặc các cuộc họp mặt nhân dịp năm mới.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tân niên là gì? Tiệc tân niên là gì? Ý nghĩa khi tổ chức tiệc tân niên? Tân niên người lao động có được nghỉ không? (Hình ảnh Internet)
Tiệc tân niên là gì? Ý nghĩa khi tổ chức tiệc tân niên?
Tiệc tân niên là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc mỗi khi dịp Tết đến xuân về. Tiệc tân niên không chỉ là bữa ăn đơn giản mà là dịp để mọi người tụ họp, chúc tụng và chia sẻ niềm vui trong năm mới.
Tiệc tân niên là một bữa tiệc gặp mặt đầu năm. Bữa tiệc này thường được các công ty; doanh nghiệp tổ chức sao ngày sau kì nghỉ tết Nguyên Đán. Tùy vào số lượng người tham dự và quy mô của công ty; mà ban tổ chức có thể làm ra một chương trình phù hợp từ địa điểm đến chủ đề. |
Thông thường tiệc tân niên sẽ được tổ chức ở những địa điểm bên ngoài thay vì ngay tại công ty. Bởi đây là bữa tiệc cần một không gian rộng để đủ chứa khách mời; sân khấu cho các tiết mục giải trí đặc biệt.
(2) Ý nghĩa của tiệc tân niên
- Thôi thúc động lực đi làm
Sau tết, một bộ phận người lao động có xu hướng chưa muốn đi làm theo đúng ngày công ty quy định. Do đó, nếu công ty có những hoạt động hoặc hứa hẹn đủ lớn, đủ hấp dẫn thì có thể tạo động lực, thúc đẩy nhân viên đi làm nhiều hơn.
- Tạo một khởi đầu hứng khởi
Giá trị tinh thần của tiệc Tân niên dường như không thể phủ nhận. Nếu biết chuẩn bị và tổ chức, thì đây không chỉ là một bữa tiệc với những món ăn ngon mà còn là một sân chơi hứng khởi, đầy năng lượng, tạo đà để cả công ty cùng bắt đầu một năm làm việc năng suất.
- Cơ hội cho những nhân viên mới
Với quy trình tuyển dụng, do tác động của nhiều yếu tố khách quan, nhân viên mới có mong muốn bắt đầu công việc vào ngày đầu năm thay vì cận tết. Ngày đầu đi làm, công ty có thể đón một số nhân sự mới, tiệc Tân niên là cơ hội để các cộng sự này gặp gỡ, làm quen và kết nối với cả công ty.
- Củng cố thêm các giá trị văn hoá nội bộ
Mọi hoạt động nội bộ đều có giá trị tích cực đối với văn hoá doanh nghiệp. Riêng tiệc Tân niên sẽ là dấu mốc mới, bắt đầu cho những điều mới. Nhân buổi tiệc, công ty có thể khảo sát mong muốn của nhân viên để xây dựng lộ trình hoạt động hoặc chia sẻ về những dự định, kế hoạch phát triển trong năm.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tân niên người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2024, người lao động có những ngày nghỉ lễ, tết như trên.
Theo quy định trên, tân niên không thuộc một trong những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương.
Tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
...
Theo quy định trên, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì được nghỉ hằng năm từ 12 - 16 ngày.
Bên cạnh đó, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu làm lâu năm thì người lao động còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm làm việc tính thêm 01 ngày phép).
Như vậy, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ vào tân niên thì người lao động có thể xin nghỉ phép tương ứng với số ngày được nghỉ phép và được nghỉ có hưởng lương.
Đồng thời, nếu tân niên rơi ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ vào ngày đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện công nhận cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo Nghị định 175? Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm gì?
- 06 Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ mầm non theo quy định mới?
- Môi trường đất là gì? Quy định về việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất?
- Tiêu chuẩn khen thưởng tập thể cơ quan tổ chức cán bộ của ban ngành đoàn thể ở trung ương là gì?
- Mẫu biên bản thỏa thuận tiến độ góp vốn điều lệ của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất? Tải mẫu?