Môi trường đất là gì? Quy định về việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất?
Môi trường đất là gì?
Hiện nay, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Môi trường đất" là gì.
Trên thực tế, môi trường đất có thể hiểu là phần bề mặt rắn của Trái Đất, bao gồm đất, khoáng chất, chất hữu cơ, vi sinh vật, không khí và nước. Đây là một trong những thành phần quan trọng của hệ sinh thái, đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ sự sống của thực vật, động vật và con người.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, việc bảo vệ môi trường đất được quy định như sau:
(1) Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.
(2) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.
(3) Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.
(4) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường đất.
Môi trường đất là gì? Quy định về việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất? (Hình từ Internet)
Quy định về việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất như thế nào?
Thứ nhất, việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất được quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 như sau:
(1) Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
(2) Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
(3) Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 như sau:
(1) Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
(2) Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
(3) Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
(4) Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Ai có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất?
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất được quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 như sau:
(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
- Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ Môi trường 2020; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ Môi trường 2020;
- Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.
(2) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
- Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ Môi trường 2020;
- Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
- Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn khen thưởng tập thể cơ quan tổ chức cán bộ của ban ngành đoàn thể ở trung ương là gì?
- Mẫu biên bản thỏa thuận tiến độ góp vốn điều lệ của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất? Tải mẫu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp, đổi, cấp lại giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh mới nhất?
- Lì xì đầu năm cho nhân viên, người lao động có phải là nghĩa vụ của công ty không? Một số câu chúc ý nghĩa khi lì xì đầu năm cho nhân viên?
- 03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới?