Cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra không?
- Cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra không?
- Cá nhân sử dụng đất cần phải có những biện pháp gì trong việc phục hồi môi trường đất ô nhiễm do mình gây ra?
- Hiện trạng chất lượng môi trường đất có thuộc nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm không?
Cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra không?
Cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra không, căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Quy định chung về bảo vệ môi trường đất
1. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.
2. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.
3. Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường đất.
Như vậy cá nhân sử dụng đất sẽ phải có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra.
Cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra không? (Hình từ Internet)
Cá nhân sử dụng đất cần phải có những biện pháp gì trong việc phục hồi môi trường đất ô nhiễm do mình gây ra?
Cá nhân sử dụng đất cần phải có những biện pháp gì trong việc phục hồi môi trường đất ô nhiễm do mình gây ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất
1. Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
2. Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
3. Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Theo đó cá nhân sử dụng đất phải thực hiện những biện pháp phục hồi môi trường đất sau:
- Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
- Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
- Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
- Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Hiện trạng chất lượng môi trường đất có thuộc nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm không?
Hiện trạng chất lượng môi trường đất có thuộc nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm không, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
...
2. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
b) Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường;
c) Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
d) Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;
đ) Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
e) Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;
g) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường;
h) Đánh giá chung;
i) Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
3. Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường; hướng dẫn, tổ chức đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất sẽ nằm trong nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Ngoài ra còn có những nội dung chính khác về báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
+ Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường;
+ Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
+ Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;
+ Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
+ Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;
+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường;
+ Đánh giá chung;
+ Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ chế phối hợp của Hội đồng quản trị và bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào?
- Căn cứ giao đất ở cho cá nhân tại đô thị? Việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị được quy định như thế nào?
- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu nào để bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh?
- Trạm thu phí đường bộ nào phải thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Quá trình xử lý giao dịch thanh toán thế nào?