Tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông, người dân có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông, người dân có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Người dân buộc phải tháo dỡ ống bơm nước và khôi phục lại hiện trạng đường giao thông như ban đầu đúng không?
- Trưởng công an xã có quyền phạt tiền người dân tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông hay không?
Tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông, người dân có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hành vi tự ý đặt ống bơm nước qua đường được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm l khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu;
b) Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường.
...
Theo đó, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức khi tự ý đặt ống bơm nước qua đường.
Tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông, người dân có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Người dân buộc phải tháo dỡ ống bơm nước và khôi phục lại hiện trạng đường giao thông như ban đầu đúng không?
Theo điểm b khoản 10 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này mà không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí;
b) Không thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ trạm thu phí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
...
Theo đó, người dân buộc phải tháo dỡ ống bơm nước qua đường giao thông đã lắp đặt và khôi phục hiện trạng ban đầu của đường giao thông.
Trưởng công an xã có quyền phạt tiền người dân tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông hay không?
Thẩm quyền phạt tiền của Trưởng công an xã được quy định tại khoản 4 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10;
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7 Điều 11;
g) Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;
h) Khoản 1, khoản 2 Điều 15;
i) Điều 18; khoản 1 Điều 20;
k) Điểm b khoản 3 Điều 23;
l) Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;
m) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;
n) Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.
...
Theo đó, Trưởng công an xã có quyền phạt tiền người dân tự ý đặt ống bơm nước qua đường giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Miễn thuế là gì? Hồ sơ miễn thuế gồm những gì? Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế qua hình thức online hay trực tiếp?
- Theo chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, không gian mạng được xây dựng thế nào theo quy định?
- Vi phạm hành chính về quản lý thuế là gì? Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp nào?
- Khách hàng trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ai?
- Ngoài hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu còn có đối tượng nào?