Tụ tập ăn nhậu ngày Tết trong trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức phạt tù là bao nhiêu năm?
Mức phạt hành chính cho hành vi tụ tập ăn nhậu ngày Tết gây ồn ào là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng là từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu tụ tập ăn nhậu gây ồn ào, mất trật tự công cộng vào những khung giờ không được phép thì người thực hiện hành vi tụ tập cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
Tụ tập ăn nhậu ngày Tết trong trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức phạt tù là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tụ tập ăn nhậu ngày Tết trong trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Việc tụ tập ăn nhậu ngày Tết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi việc tụ tập này tạo ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các đối tượng được pháp luật bảo vệ mà theo quy định của Bộ luật Hình sư 2015 phải bị xử lý hình sự.
Cụ thể, tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Theo như quy định trên, thì người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự hoặc đã bị xử phạt về hành vi tụ tập ăn nhâu làm mất an ninh trật tự nhưng lại tái phạm thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, nếu người phạm tội thuộc 01 trong những trường hợp tại khoản 2 của quy định trên như có hành vi phá phách, cản trở giao thông, hành hung người can thiệp,... thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 02 đến 07 năm tù.
Trách nhiệm hình sự khi phạm tội của người uống rượu, bia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây còn được xem như một tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng ở một số tội phạm.
Tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người uống rượu, bia được xác định theo quy định trên.
Tuy nhiên, thời hiệu trên sẽ không áp dụng trong một số tội phạm. Cụ thể tại Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Như vậy, trách nhiệm hình sự khi phạm tội của người uống rượu, bia và việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?