Trường hợp vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trường hợp nào đội phòng cháy chữa cháy được phép phá dỡ nhà cửa của người dân?
- Trường hợp nhà cửa của người dân bị phá dỡ để phục vụ công tác chữa cháy thì có được đền bù hay không?
- Trường hợp vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trong công tác chữa cháy ngoài quyền phá dỡ công trình, nhà cửa và cấm người ra vào khu vực chữa cháy thì người chỉ huy còn các quyền gì khác?
Trường hợp nào đội phòng cháy chữa cháy được phép phá dỡ nhà cửa của người dân?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì người chỉ huy chữa cháy có thể quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Cụ thể các trường hợp được phép phá dỡ quy định tại Điều 26 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 26. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị, đối ngoại nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn."
Như vậy trong các trường hợp nêu trên người chỉ huy chữa cháy có thể thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại.
Trường hợp vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Trường hợp nhà cửa của người dân bị phá dỡ để phục vụ công tác chữa cháy thì có được đền bù hay không?
Tại Điều 27 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định trường hợp được bồi thường thiệt hại trong công tác chữa cháy như sau:
"Điều 27. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Như vậy nếu nhà của người dân bị phá dỡ theo quyết định của người chỉ huy chữa cháy để phục vụ, hỗ trợ công tác chữa cháy thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì người chỉ huy chữa cháy có quyền cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy.
Trường hợp người nào vi phạm quyết định trên thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 45. Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trong công tác chữa cháy ngoài quyền phá dỡ công trình, nhà cửa và cấm người ra vào khu vực chữa cháy thì người chỉ huy còn các quyền gì khác?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên có các quyền sau đây:
- Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;
- Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;
- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;
- Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Người chỉ huy chữa cháy quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản 2 Điều 37 của Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 thì không được quyền:
- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;
- Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Đối với mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy mọi người phải chấp hành mệnh lệnh đó. Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?