Trường hợp người bị kết án bỏ trốn đang bị truy nã nhưng ra đầu thú thì xử lý đối tượng như thế nào?
Những đối tượng nào khi bỏ trốn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về đối tượng bị truy nã như sau:
"Điều 2. Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn."
Theo đó, những đối tượng khi bỏ trốn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã bao gồm bị can, bị cáo bỏ trốn, người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; người bị kết án tù, kết án tử hình bỏ trốn và người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Trường hợp người bị kết án bỏ trốn đang bị truy nã nhưng ra đầu thú thì xử lý đối tượng như thế nào?
Để có thể ra quyết định truy nã đối tượng đang bỏ trốn thì cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về việc ra quyết định truy nã như sau:
"Điều 4. Ra quyết định truy nã
1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã."
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được phép ra quyết định truy nã khi có đủ căn cứ xác định đối tượng bị can, bị cáo, người bị kết đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả.
Hoặc trường hợp khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được.
Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Người bị kết án bỏ trốn đang bị truy nã nhưng ra đầu thú thì xử lý đối tượng như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã như sau:
"Điều 13. Xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã
1. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã (kể cả trường hợp người bị truy nã ra đầu thú), Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã phải lấy lời khai người bị bắt (lập danh bản, chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt) và gửi ngay thông báo (kèm danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt) cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.
..."
Ngoài ra tại Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú như sau:
"Điều 16. Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú
1. Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.
3. Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
4. Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự."
Như vậy, khi đối tượng bị truy nã ra đầu thú thì cơ quan có thẩm quyền phải lấy lời khai người bị bắt và gửi ngay thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết khi đối tượng truy nã ra đầu thú để cơ quan Công an cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?