Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn Bộ luật tố tụng

Số hiệu: 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Đặng Quang Phương, Hoàng Thế Liên, Trần Công Phàn, Phạm Quý Ngọ
Ngày ban hành: 09/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Trốn khỏi nơi tạm giữ sẽ bị khởi tố

Người đang bị tạm giữ hoặc đang bị tạm giam trốn nhà tạm giữ, trại tạm giam có thể bị khởi tố tội danh “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ” theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự.

Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện nơi đối tượng bỏ trốn, hoặc Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án liên quan đến đối tượng bị tạm giữ, tạm giam sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã.

Nội dung này được ghi nhận trong Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS và Luật THAHS về truy nã trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2012.

BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP -
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VỀ TRUY NÃ

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003Luật thi hành án hình sự năm 2010 về truy nã trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sựLuật Thi hành án hình sự về truy nã,

Chương 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sựLuật thi hành án hình sự về truy nã trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Điều 2. Đối tượng bị truy nã

1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

Điều 3. Nguyên tắc truy nã

1. Việc truy nã phải nhanh chóng, kịp thời và phải đúng người, đúng hành vi phạm tội, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.

2. Nghiêm cấm ra quyết định truy nã trái với quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thông tư này.

Điều 4. Ra quyết định truy nã

1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;

b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.

Điều 5. Nội dung quyết định truy nã

1. Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;

b) Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;

c) Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;

d) Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);

đ) Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);

e) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.

2. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.

Điều 6. Gửi, thông báo quyết định truy nã

1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:

a) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;

b) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);

d) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);

e) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;

f) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

Chương 2.

TRUY NÃ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ, THI HÀNH ÁN

Điều 7. Truy nã trong giai đoạn điều tra

1. Trong giai đoạn điều tra nếu xác định có bị can bỏ trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án phải ra quyết định truy nã và phối hợp với lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm để tổ chức truy bắt.

2. Trường hợp người đang bị tạm giữ hoặc đang bị tạm giam trốn nhà tạm giữ thì Trưởng nhà tạm giữ báo cáo ngay với Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi đối tượng bỏ trốn để Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ đạo, tổ chức lực lượng truy bắt đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ” theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người đó đã bị khởi tố).

3. Trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam phải tổ chức ngay lực lượng truy bắt đồng thời thông báo ngay cho Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án đó để ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ” theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người đó đã bị khởi tố).

Điều 8. Truy nã trong giai đoạn truy tố

1. Trong giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.

2. Nếu hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã đối với bị can chưa có kết quả thì Cơ quan ra lệnh truy nã phải thông báo kết quả truy nã cho Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án biết để có căn cứ giải quyết theo thẩm quyền. Nếu vẫn chưa bắt được bị can bị truy nã thì vụ án được giải quyết như sau:

a) Trường hợp bị can bỏ trốn không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát tách vụ án và ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp bị can bỏ trốn mà ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát phải tạm đình chỉ toàn bộ vụ án.

Điều 9. Truy nã trong giai đoạn xét xử

1. Trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can và đã giao bản cáo trạng cho bị can nhưng chưa chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án mà nhận được thông tin về việc bị can bỏ trốn, thì Viện kiểm sát vẫn chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án để thụ lý, xét xử và thông báo cho Tòa án biết việc bị can đã bỏ trốn để Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

2. Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung.

Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án áp dụng Điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Trường hợp đã mở phiên tòa mà bị cáo bỏ trốn, thì Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

3. Đối với các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này mà trong vụ án có nhiều bị can, bị cáo, trong đó có bị can, bị cáo bỏ trốn, có bị can, bị cáo không bỏ trốn, thì Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả các bị can, bị cáo. Đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam không bỏ trốn, mà thời hạn tạm giam đã hết và nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Tòa án áp dụng Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự ra lệnh tạm giam.

Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án phải ra ngay quyết định đưa vụ án ra xét xử và Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo bỏ trốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự.

4. Khi nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và gửi thông báo quyết định truy nã theo đúng quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch này.

Nếu hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có công văn yêu cầu mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt người bị truy nã theo điểm a khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự.

5. Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo thì khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Tòa án không phải yêu cầu Cơ quan điều tra tiếp tục ra quyết định truy nã mới.

Điều 10. Truy nã trong giai đoạn thi hành án

1. Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, khi có quyết định thi hành án nhưng bỏ trốn thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù được tại ngoại ra quyết định truy nã.

2. Người đã hết thời hạn được hoãn chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú ra quyết định truy nã.

3. Người đã hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú ra quyết định truy nã.

4. Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.

5. Người bị kết án tử hình trong khi chờ quyết định thi hành án mà trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người bị kết án tử hình bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.

6. Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn, thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.

7. Trường hợp người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất bỏ trốn thì sau khi nhận được thông báo của cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tổ chức truy bắt ngay; trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định truy nã.

Điều 11. Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn phạm tội mới hoặc quá trình điều tra còn phát hiện hành vi phạm tội khác của bị can, bị cáo

1. Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt.

3. Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và đã có quyết định truy nã nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định ngoài tội danh bị truy nã bị can, bị cáo còn phạm tội khác nữa, trong trường hợp này Cơ quan điều tra phải làm các thủ tục để ra quyết định truy nã tiếp về tội danh mới phát hiện đó.

Điều 12. Tách, tạm đình chỉ, phục hồi điều tra vụ án trong trường hợp có bị can bị truy nã

1. Đối với vụ án có nhiều bị can, trong đó có bị can bị truy nã thì trước khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định tách vụ án hình sự phần có liên quan đến hành vi của bị can bỏ trốn (nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án), khi đã hết thời hạn điều tra thì ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án phần có liên quan đến hành vi của bị can bỏ trốn và ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can đang bị truy nã. Các bị can khác trong vụ án vẫn được kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo quy định.

2. Khi bắt được bị can bỏ trốn theo quyết định truy nã, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã và ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can theo quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự.

Chương 3.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THỰC HIỆN KHI BẮT HOẶC TIẾP NHẬN NGƯỜI BỊ TRUY NÃ

Điều 13. Xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã

1. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã (kể cả trường hợp người bị truy nã ra đầu thú), Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã phải lấy lời khai người bị bắt (lập danh bản, chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt) và gửi ngay thông báo (kèm danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt) cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.

2. Trường hợp xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ và gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận người bị bắt thì chậm nhất trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải chuyển hồ sơ kèm theo Công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ đối với người bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm giữ và việc xét phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Sau khi nhận được thông báo kèm theo danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác định đúng là người đang bị truy nã hay không; nếu xác định đúng thì phải đến nhận ngay người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại ngay để Cơ quan điều tra đang giữ người bị bắt biết và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát có trách nhiệm xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với các trường hợp bắt theo quyết định truy nã để cơ quan ra quyết định truy nã kịp thời gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt. Khi nhận được lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã phải gửi ngay lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát cho trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi đang tạm giữ người bị bắt.

4. Trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã của Cơ quan thi hành án hình sự hoặc của các trại giam, trại tạm giam trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ mà cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn không thể đến nhận người bị bắt thì phải gửi ngay bản án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án phạt tù, quyết định thi hành án phạt trục xuất cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax các văn bản trên sau đó gửi ngay bản chính) để làm căn cứ giam, giữ hoặc đưa vào cơ sở lưu trú (đối với trường hợp thi hành án phạt trục xuất).

5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc đã bắt được người bị truy nã, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã yêu cầu truy nã phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax lệnh tạm giam trước, sau đó gửi ngay bản chính), đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết về việc đã gửi lệnh tạm giam.

6. Trước khi hết thời hạn tạm giữ 24 giờ (kể cả thời hạn gia hạn tạm giữ) mà trại tạm giam, nhà tạm giữ vẫn không nhận được lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã hoặc lệnh tạm giam của Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã yêu cầu truy nã thì trại tạm giam, nhà tạm giữ thông báo ngay cho Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã. Ngay sau khi nhận được thông báo của trại tạm giam, nhà tạm giữ, Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã có văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận ngay người bị bắt.

7. Trong trường hợp một người có nhiều quyết định truy nã, khi bắt giữ theo quyết định truy nã của cơ quan nào thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã thông báo cho cơ quan đó đến nhận người bị bắt. Cơ quan đến nhận người bị bắt phải thông báo cho các cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.

8. Khi giao người bị bắt theo quyết định truy nã cho cơ quan đã ra quyết định truy nã, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải bàn giao kèm theo hồ sơ gồm: Biên bản bắt người theo quyết định truy nã, biên bản ghi lời khai người bị bắt, quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, danh bản, chỉ bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Khi bàn giao phải lập biên bản theo quy định.

9. Khi dẫn giải đối tượng truy nã nếu cần thiết phải nghỉ qua đêm thì cán bộ dẫn giải xuất trình giấy tờ và đề xuất gửi đối tượng truy nã tại nhà tạm giữ, trại tạm giam nơi gần nhất. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ liên quan đến đối tượng truy nã, đồng thời làm thủ tục nhận gửi đối tượng truy nã.

Điều 14. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và thủ tục giải quyết khi bắt người bị truy nã về tội ít nghiêm trọng

Khi bắt hoặc tiếp nhận bị can, bị cáo bị truy nã về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ, Cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 15. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khi bắt người chưa thành niên bị truy nã

1. Người bị truy nã từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định tại các điều 82, 86, 88, 120 và 303 Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Trường hợp khi ra quyết định truy nã người chưa thành niên phạm tội, nhưng khi bắt được thì họ đã là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì có thể áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như đối với người đã thành niên.

Điều 16. Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú

1. Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.

3. Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.

4. Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.

Các văn bản của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sựLuật thi hành án hình sự về truy nã trái với các quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Thế Liên

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Trung tướng Phạm Quý Ngọ

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Trần Công Phàn

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN THƯỜNG TRỰC




Đặng Quang Phương

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VT (BCA, VKSNDTC, TANDTC, BTP).

THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY -THE MINISTRY OF JUSTICE – THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY -THE SUPREME PEOPLE'S COURT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC

Hanoi, October 09, 2012

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE CRIMINAL PROCEDURE CODE AND THE CRIMINAL JUDGMENTS EXECUTION LAW ON PURSUIT

In order to properly and uniformly implement provisions of the 2003 Criminal Procedure Code and the 2010 Criminal Judgments Execution Law on pursuit in the stages of investigation, prosecution, trial and execution of criminal judgments, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court issue this Joint Circular to guide implementation of a number of provisions of the Criminal Procedure Code and the Criminal Judgments Execution Law on pursuit.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the application of a number of provisions of the Criminal Procedure Code and the Criminal Judgments Execution Law on pursuit in the stages of investigation, prosecution, trial and execution of criminal judgments.

Article 2. Subjects who are wanted

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Persons who being sentenced to expulsion or serving expulsion sentence absconded.

3. Persons who being sentenced to imprisonment absconded.

4. Persons who being sentenced to death absconded.

5. Persons who serving imprisonment sentence or being permitted to suspend the serving of imprisonment sentence or postpone the serving of criminal sentence absconded.

Article 3. Principles of pursuit

1. Pursuit must be rapid and timely, and conducted against the right persons and right offenses, and assure respect for civil rights to freedom and democracy as provided by law.

2. It is prohibited to issue pursuit warrants in contrary to law and guide of this Circular.

Article 4. Issuance of pursuit warrants

1. A competent agency may issue a pursuit warrant when fully meeting the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Having identified accurately the background and identification features of the absconding person.

2. When having sufficient grounds to believe that an accused or a defendant absconded or his/ her whereabouts is unknown, and if the investigative agency, procuracy or court has earlier issued a warrant for his/her temporary arrest but failed, the investigative agency may issue a pursuit warrant, at its own will or the request of the procuracy or court. In case a warrant for the arrest of an accused or a defendant for detention has not been yet issued, the investigative agency, procuracy or court will not issue an arrest warrant in order to temporarily take accused or defendant into custody but the investigative agency may promptly issue a pursuit warrant at its own will or the request of the procuracy or court.

Article 5. Contents of pursuit warrants

1. A pursuit warrant must have the following principal details:

a/ Date and place of issuance;

b/ Name of the agency, full name and position of the person issuing pursuit warrant;

c/ Full name as indicated in the birth certificate, alias (if any), date of birth, place of permanent residence registration, place of temporary residence or another place of residence (if any) of the subject who is wanted;

d/ Personal identification characteristics and enclosed photos (if any);

e/ Crime for which he or she has been accused, prosecuted or convicted, and penalty level (if any) sentenced by the court against him/her;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For an accused or a defendant who has committed more than one crime, a pursuit warrant must specify all crimes he/she has committed.

Article 6. Sending and notification of pursuit warrants

1. A pursuit warrant must be sent to:

a/ The police office of the commune, ward or district township and the police offices of the districts where the wanted person has registered his/her permanent or temporary residence and places of residence and of his/her native place;

b/ The police department of the province or centrally-affiliated city where the wanted person probably absconds, or the police departments of all provinces and centrally-affiliated cities;

c/ The Police Department for Criminal Pursuit of the Ministry of Public Security; and the Police Section for Criminal Pursuit of the provincial-level Police Department (that has issued the pursuit warrant);

d/ The professional agency in charge of case dossiers (in place which the dossiers are registered);

e/ The people's procuracy that has requested the issuance of a pursuit warrant; the people's procuracy at the same level with the investigative agency issuing the pursuit warrant; or the provincial-level people's procuracy of the locality where there are prison or detention camp and the criminal judgment enforcement agency issuing the pursuit warrant;

f/ The people's court that has requested the investigative agency for issuing a pursuit warrant.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

PURSUIT IN THE STAGES OF INVESTIGATION, PROSECUTION, TRIAL AND JUDGMENT EXECUTION

Article 7. Pursuit in the stage of investigation

1. If in the stage of investigation an investigative agency currently settling a case detects that an accused has absconded or does not know his/her whereabouts, it shall issue a pursuit warrant and coordinate with the criminal pursuit police force in arresting him/her.

2. In case a person, who is in temporary custody, escapes from the custody house, the head of the custody house shall promptly report such to the head of the investigative police section of the district-level police office, where the custody house is located, aiming that the head of the investigative police section shall organize and direct the pursuit, and concurrently issue a decision to institute a criminal case against such person for the crime of escaping from the place of detention or custody prescribed in Article 311 of the Penal Code, and issue a pursuit warrant (in which clearly specifying other crimes for which criminal case has been instituted against such person).

3. In case a detainee escapes from the detention camp, the superintendent of the detention camp shall promptly organize a pursuing force and concurrently notify such to the investigative agency currently settling the case for the latter to issue a decision to institute a criminal case against such person for the crime of escaping from the place of detention or custody prescribed in Article 311 of the Penal Code and a pursuit warrant (in which clearly specifying other crimes for which the criminal case has been instituted against such person).

Article 8. Pursuit in the stage of prosecution

1. If in the stage of prosecution a procuracy currently settling a case file detects that an accused has absconded, it shall request in writing the investigative agency that has accepted such criminal case to issue a pursuit warrant for the accused.

2. Upon the expiration of the time limit specified in Clause 1, Article 166 of the Criminal Procedure Code, if the pursuit of the accused still has no result, the agency having issued the pursuit warrant shall notify such to the procuracy currently settling the case for having grounds in order to settlement according to its competence. If the absconder has not yet arrested, the case must be settled as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In case the absconding of the accused affects the objective and comprehensive verification of facts of the case, the procuracy shall suspend the whole case.

Article 9. Pursuit in the stage of trial

1. In case a procuracy has issued a decision on prosecution of an accused and handed over the indictment to the accused but has not yet forwarded the case file to a court when it is informed of the absconding of the accused, it shall still forward the case file to the court for settlement, trial and notify the absconding of the accused to the court, which shall later request the investigative agency to pursue the accused.

In case the court receives the procuracy's notice of the absconding of the accused after being handled over the indictment (regardless of whether the case file has been forwarded to the court) or if the accused absconds in the stage of trial preparation, the court shall request the investigative agency to pursue the accused and still carry out activities according to general procedures.

Upon the expiration of the time limit for trial preparation specified in Article 176 of the Criminal Procedure Code, if the pursuit of such accused still has no result, the court shall apply Article 180 of the Criminal Procedure Code in order to issue a decision to suspend the case.

In case an accused absconds when a court hearing has been opened, the trial panel shall apply Clause 1, Article 187 of the Criminal Procedure Code in order to issue a decision to suspend the case and request the investigative agency to pursue the accused.

3. For the cases guided in Clause 2 of this Article, for cases involving many accused or defendants, the court shall still issue a decision to suspend the case with regard to all accused and defendants involved in the case though only some of them abscond. For an accused or a defendant who is still kept in detention, upon the expiration of the detention duration, if considering that his/her detention is still necessary in order to finish the trial, the court may apply Article 177 of the Criminal Procedure Code in order to issue a detention order.

Upon the expiration of the time limit for trial preparation, if the pursuit still has no result, the court shall promptly issue a decision to bring the case for trial and try the absconder in absentia under Point a, Clause 2, Article 187 of the Criminal Procedure Code.

4. Upon receiving a written request of the court for pursuit of an accused or a defendant, the investigative agency shall promptly issue a pursuit warrant and send notices on pursuit warrant under Article 161 of the Criminal Procedure Code and the guidance in Article 6 of this Joint Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. If a court has requested the investigative agency to pursue an accused or a defendant, when its judgment takes legal effect, the court will not have to request the investigative agency to issue a new pursuit warrant.

Article 10. Pursuit in the stage of judgment execution

1. When a person who is out on bail is sentenced to imprisonment but absconds when a judgment execution decision is issued, the court that has issued such decision shall request in writing the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department of the locality in which such person resides to issue a pursuit warrant.

2. When a person, whose time limit to be permitted to postpone the serving of his/her imprisonment sentence is expired, absconds after the court issues a judgment execution decision, the court shall request in writing the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department of the locality in which such person resides to issue a pursuit warrant.

3. When a person, whose time limit to be permitted to suspend the serving of his/her imprisonment sentence is expired, absconds after the court issues a judgment execution decision, the court shall request in writing the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department of the locality in which such person resides to issue a pursuit warrant.

4. When a person who is serving an imprisonment sentence at a prison or detention camp absconds, the superintendent of the prison or detention camp shall promptly organize a force to pursue him/her. Past 24 hours after detecting the absconding of such person, if the pursuit has no result, the superintendent of the prison or detention camp under the Ministry of Public Security, or the head of the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department (for a person absconding from a detention camp under the provincial-level Police Department) shall issue a pursuit warrant and coordinate in the pursuit.

5. When a person sentenced to death absconds from a detention camp pending an execution decision, the superintendent of the detention camp shall promptly organize a force to pursue him/her. Past 24 hours after detecting the absconding of such person, if the pursuit has no result, the superintendent of the detention camp under the Ministry of Public Security, or the head of the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department (for a person absconding from a detention camp under the provincial-level Police Department) shall issue a pursuit warrant and coordinate in the pursuit.

6. When a person who is serving an imprisonment sentence at a temporary custody house absconds, the criminal judgment enforcement agency of the district-level police office shall promptly organize a force to pursue him/her. Past 24 hours after detecting the absconding of such person, if the pursuit has no result, the head of the criminal judgment enforcement agency of the district-level Police Department shall request in writing the head of the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department to issue a pursuit warrant.

7. When a person sentenced to expulsion or serving an expulsion sentence absconds, after receiving a notice from the accommodation establishment or designated place of accommodation, the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level Police Department shall promptly organize a pursuit. If the pursuit has no result, it shall issue a pursuit warrant within 07 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case an absconder commits a new crime and is arrested, the investigative agency that settles the new case shall notify in writing the new crime to the investigative agency that has issued the pursuit warrant for issuing a decision to stop the pursuit and coordinate in investigation as prescribed by law.

2. In case an absconder commits a new crime and continue escaping, the investigative agency that settles the new case shall issue a decision to institute a criminal case against him/her and a pursuit warrant for him/her for the new crime, and notify such in writing to the investigative agency that has issued the previous pursuit warrant for coordinated to pursuit.

3. For an absconder and a pursuit warrant for him/her has been issued but later determined by a competent procedure-conducting agency that he/ she has committed other crime, an investigative agency shall perform procedures to issue a new pursuit warrant regarding the newly-detected crime.

Article 12. Splitting of, suspension or resumption of investigation into cases involving the accused being pursued

1. For a criminal case involving many accused, including an accused who is pursued, an investigative agency shall, before completing the investigation, issue a decision to separate from the case the part related to acts of the absconder (provided the separation does not affect the objective and comprehensive verification of facts of the case), and, upon the expiration of the investigation time limit, issue a decision to suspend the investigation involving such part of the case and a decision to suspend the investigation with regard to the absconder. For other accused in the case, investigation conclusions and requests for prosecution must still be issued under regulations.

2. When the absconder is arrested under the pursuit warrant, the investigative agency that has issued the pursuit warrant shall issue a decision to stop the pursuit and a decision to resume the investigation of the case and the accused under Article 165 of the Criminal Procedure Code.

Chapter III

ACTIVITIES TO BE IMPLEMENTED UPON ARREST OR RECEIPT OF WANTED PERSONS

Article 13. Handling upon arrest or receipt of persons arrested under pursuit warrants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If knowing that the agency that has issued the pursuit warrant cannot immediately receive the arrestee, the investigative agency that has arrested or received the arrestee shall issue a decision to keep him/her in temporary custody and send it to the procuracy at the same level. If the agency that has issued the pursuit warrant still fails to receive the arrestee, the investigative agency that has arrested or received the arrestee shall forward the case file enclosed with a written request for extension of the custody duration to the procuracy at the same level sooner than 12 hours before the expiration of the custody duration. The extension of the custody duration and approval thereof comply with Clause 2, Article 87 of the Criminal Procedure Code.

3. After receiving a notice enclosed with the personal identification statement, fingerprint sheet and photos of the arrestee, the agency that has issued the pursuit warrant shall immediately examine them for determining whether the arrestee is the wanted person. If the arrestee is the wanted person, it shall immediately receive him/her. If the arrestee is not the wanted person, it shall immediately notify such to the investigative agency currently holding the arrestee in custody for settling under law. In case it cannot immediately receive the arrestee, the agency that has issued the pursuit warrant and is competent to arrest people for detention shall promptly issue a detention order and send it together with the pursuit warrant to the procuracy at the same level for approval.

Within 24 hours after receiving a request for approval, the procuracy shall consider and approve the detention order for a person arrested under a pursuit warrant for the agency that has issued such warrant to promptly send the detention order together with the approval decision to the investigative agency that has arrested or received the arrestee. Upon receiving the detention order approved by the procuracy, the investigative agency that has arrested or received the person arrested under the pursuit warrant shall promptly send the detention order together with the procuracy's approval decision to the detention camp or custody house where the arrestee is held in custody.

4. For a person arrested under a pursuit warrant of a criminal enforcement agency or a prison or detention camp, if the agency that has issued the pursuit warrant fails to receive him/her 12 hours ago the expiration of the temporary custody duration, the legally effective judgment and the decision on execution of imprisonment sentence or expulsion sentence must be promptly sent to the investigative agency that has arrested or received the arrestee (for remote localities, these documents may be sent via facsimile and their originals to be sent later) to serve as grounds for detention, holding in custody or consignment to an accommodation establishment (for the case of execution of expulsion sentence).

5. In case a competent agency has issued a pursuit warrant at the request of a procuracy or court, within 24 hours after receiving a written notice of having arrested the wanted person, the procuracy or court requesting for pursuit shall promptly issue a detention order and send it to the investigative agency that has arrested or received the arrestee (for remote localities, the detention order may be sent via facsimile with its original to be sent later) and concurrently notify the agency that has issued the pursuit warrant of the sending of the detention order.

6. 24 hours ago the expiration of the temporary custody duration (including extended custody duration), If the detention camp or custody house fails to receive a detention order from the investiga­tive agency that has issued the pursuit warrant or from the pursuit-requesting procuracy or court, it shall promptly notify such to the investigative agency that has arrested or received the wanted person. Upon receiving the notice of the detention camp or custody house, the investigative agency that has arrested or received the wanted person shall request in writing the agency that has issued the pursuit warrant to immediately receive the arrestee.

7. In case a person subject to many pursuit warrants, the investigative agency that has arrested or received him/her shall notify the agencies that have issued the pursuit warrants under which he/she is arrested in order to receive him/her. Any agency receiving the arrestee shall notify its receipt to other agencies that have issued pursuit warrants against such person for issuance of decisions to stop pursuit and for coordinated investigation under law.

8. Upon handing over a person arrested under a pursuit warrant to the agency that has issued the pursuit warrant, the investigative agency that has arrested or received such arrestee shall also hand over a dossier including: a written record of arrest under the pursuit warrant, a written record of statements of the arrestee, a decision on temporary custody, a decision on extension of the temporary custody duration, a detention order, a decision on approval of the detention order, a personal identification statement, a fingerprint sheet and other relevant documents (if any). A written record of such handover must be made as prescribed.

9. If it is necessary to have an overnight stopover during the extradition of a wanted person, the escort(s) shall present necessary documents and request for consigning this person to the nearest custody house or detention camp. The head of the custody house or the superintendent of the detention camp shall examine the dossiers related to the wanted person and carry out procedures for admitting his/her sending.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upon arresting or receiving an accused or a defendant being wanted for a less serious crime subject to a penalty of imprisonment of 2 years or less than, an investigative agency arresting or receiving the arrestee shall issue a temporary custody decision. When the temporary custody duration or extended duration is expired, the investigative agency settling the case shall apply another deterrent measure under the Criminal Procedure Code.

Article 15. Application of deterrent measures when arresting the wanted juvenile persons

1. A wanted person who is between full 14 years and under 16 years old or between full 16 years and under 18 years old may be held in temporary custody or detained if there are sufficient grounds specified in Articles 82, 86, 88, 120 and 303 of the Criminal Procedure Code.

2. If a person was a minor when a pursuit warrant against him/her was issued but he/she is arrested when he/she was adult (aged full 18 years or older), measures of  temporary custody or detainment under the provisions of the Criminal Procedure Code may be applied as applicable to adults.

Article 16. Settlement in case a wanted person self-surrenders

1. When a wanted person self-surrenders to a state agency or social organization, the latter shall promptly notify such to the nearest police office for sending officers to receive him/her and making a written record of the surrender. If a wanted person self-surrenders to a police office, procuracy or People's Committee, the latter shall make a written record of the surrender and promptly escort him/her to a competent investigative agency.

2. Upon receiving a wanted person self-surrendering, an investigative agency shall make a written record of the surrender (if the handing agency has not yet made one) and take his/her statements on his/her crime, absconding time, reason(s) for surrendering and other relevant matters.

3. The surrendering of wanted offenders is regarded as an extenuating circumstance as prescribed in Clause 2, Article 46 of the Penal Code.

4. A person subject to an imprisonment sentence execution decision who has absconded and been pursued and now self-surrenders but suffering a serious illness (with conclusion of the medical council of a provincial or higher-level hospital) or be pregnant (certified by a district or higher-level general hospital) or is nursing an under-36-month infant or the sole laborer in his/her family (certified by the local administration) and whose family will encounter great difficulties if he/she has to serve the imprisonment sentence may be permitted by the court to suspend the serving of the imprisonment sentence under Article 61 of the Penal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17. Effect

This Circular takes effect on December 01, 2012.

All previous documents of the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court guiding the implementation of a number of provisions of the Criminal Procedure Code and the Law on Execution of Criminal Judgments on pursuit which are contrary to this Circular are hereby annulled.

Article 18. Organization of implementation

The Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court shall disseminate, guide, monitor and inspect the implementation of this Circular.

Any problems arising in the course of imple­mentation should be reported to the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court for timely guidance.-

 

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
DEPUTY MINISTER  




Hoang The Lien

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 FOR THE CHAIRMAN OF THE SUPREME
PEOPLE'S PROCURACY
VICE CHAIRMAN




Tran Cong Phan

FOR THE PRESIDENT OF THE SUPREME
PEOPLE'S COURT
STANDING VICE PRESIDENT




Dang Quang Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012 hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã do Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


66.253

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.233.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!