Trường hợp nào viên chức quốc phòng được bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật?
- Trường hợp nào viên chức quốc phòng được bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật?
- Viên chức quốc phòng muốn bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Thời điểm hưởng lương hưu của viên chức quốc phòng đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trường hợp nào viên chức quốc phòng được bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, viên chức quốc phòng khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 và không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019;
Trường hợp 2: Chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trường hợp nào viên chức quốc phòng được bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Viên chức quốc phòng muốn bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định như sau:
Hồ sơ giải quyết bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
1. Đối với người lao động đang tham gia đóng BHXH
a) Sổ BHXH;
b) Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc quyết định thôi việc của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết thời hạn;
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ, nếu không hưởng trợ cấp BHXH một lần có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH thì bổ sung đơn đề nghị (Mẫu số 14-HBQP).
2. Đối với trường hợp đã phục viên, xuất ngũ về địa phương không quá 12 tháng và đã nhận BHXH một lần từ quỹ BHXH nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH.
a) Sổ BHXH (nếu có);
b) Đơn đề nghị bảo lưu thời gian đóng BHXH (Mẫu số 14-HBQP);
c) Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ;
d) Hồ sơ hưởng BHXH một lần đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết;
đ) Quyết định về việc hủy quyết định hưởng chế độ BHXH của Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng (Mẫu số 06B-HBQP);
e) Phiếu thu trợ cấp BHXH một lần phục viên, xuất ngũ do đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập và được nộp lên cơ quan tài chính cấp trên cho đến cấp trực thuộc Bộ để nộp về tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng.
3. Đối với người bị phạt tù giam, khi ra tù chuyển về địa phương
a) Sổ BHXH;
b) Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao);
c) Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý người lao động trước khi bị phạt tù;
d) Hồ sơ cá nhân (bản gốc) và các giấy tờ liên quan đến thời gian và tiền lương đóng BHXH (trường hợp chưa được cấp sổ BHXH).
Theo đó, viên chức quốc phòng muốn bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ nêu trên và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và bảo lưu việc đóng bảo hiểm xã hội.
Thời điểm hưởng lương hưu của viên chức quốc phòng đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng lương hưu của viên chức quốc phòng đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Đồng thời căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
....
4. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của viên chức quốc phòng đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?