Trường hợp mắc bệnh Gumboro thì gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hay không? Triệu chứng lâm sàng ở gà như thế nào?
Trường hợp mắc bệnh Gumboro thì gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hay không?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm quy định đặc điểm dịch tể như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Gà, gà tây, vịt, gà sao và đà điểu có thể bị nhiễm, nhưng thường chỉ thấy gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng;
- Ở gà lứa tuổi mẫn cảm nhất với bệnh là từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi;
- Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 ngày;
- Tỷ lệ chết lên đến 30 % ở các đàn gà hướng thương phẩm và 60 % ở các đàn gà hướng sinh sản. Tỷ lệ chết cao nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi nhiễm virus;
- Virus bài tiết qua phân 2 ngày sau khi nhiễm và kéo dài ít nhất từ 10 ngày đến 14 ngày;
- Virus lây lan qua không khí hoặc qua thức ăn, nước uống.
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm, thường xuất hiện ở nhiều loài như gà, gà tây, vịt, gà sao và đà điểu những chỉ có gà mới thường xuất hiện biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Ở gà lứa tuổi mẫn cảm nhất với bệnh là từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi. thời gian ủ bệnh Gumboro ở gà kéo dài từ 2 ngày đến 3 ngày.
Đối với gà thương phẩm thì tỷ lệ chết khi mắc bệnh chỉ khoảng 30%. Tuy nhiên, đối với các loại gà hướng sinh thì tỷ lệ chết khi mắc bệnh lại lên đến tận 60%.
Trường hợp mắc bệnh Gumboro thì gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hay không? (Hình từ Internet)
Khi mắc bệnh Gumboro thì gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh Gumboro như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
....
5.2. Triệu chứng lâm sàng
- Giai đoạn đầu của bệnh: đàn gia cầm xơ xác, bay nhảy lung tung, mổ nhau; sau đó xuất hiện các triệu chứng nghoẹo đầu, rúc mỏ vào cánh, có khi gục sang một bên, gia cầm thường thích nằm, mắt lim dim, mệt mỏi và thường dồn về một góc chuồng;
- Giai đoạn sau: cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, không bình thường, giống như gia cầm muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được; biểu hiện ngứa vùng hậu môn, hay quay đầu lại mổ vùng hậu môn; con vật bị tiêu chảy. Phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau đó chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng, đôi khi lẫn máu. Gia cầm kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt, thân nhiệt tăng cao sau đó giảm xuống và chết sau vài ngày.
....
Theo đó, bệnh Gumboro ở gà sẽ được chia thành hai giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu của bệnh: đàn gia cầm xơ xác, bay nhảy lung tung, mổ nhau; sau đó xuất hiện các triệu chứng nghoẹo đầu, rúc mỏ vào cánh, có khi gục sang một bên, gia cầm thường thích nằm, mắt lim dim, mệt mỏi và thường dồn về một góc chuồng.
Ở Giai đoạn sau thì gà sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:
- Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, không bình thường, giống như gia cầm muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được;
- Biểu hiện ngứa vùng hậu môn, hay quay đầu lại mổ vùng hậu môn; con vật bị tiêu chảy.
- Phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau đó chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng, đôi khi lẫn máu.
- Gia cầm kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt, thân nhiệt tăng cao sau đó giảm xuống và chết sau vài ngày.
Để chẩn đoán được bệnh Gumboro ở gà thì có thể sử dụng một số loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
3.1. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp parafin
3.1.1. Formalin, dung dịch 10 % (thể tích)
Chuẩn bị từ dung dịch formaldehyde 38 % (thể tích) và dung dịch muối đệm phosphat (PBS) (xem Phụ lục A) với tỷ lệ 1 : 9 (thể tích).
3.1.2. Etanol 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.1.3. Xylen.
3.1.4. Haematoxylin.
3.1.5. Eosin.
3.1.6. Parafin, có độ nóng chảy từ 56 °C đến 60 °C.
3.1.7. Keo dán lamen.
3.2. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp realtime RT-PCR (phản ứng phiên mã ngược chuỗi polymerase theo thời gian thực)
3.2.1. Kít tách chiết ARN (axit ribonucleic)
3.2.2. Kít nhân gen, dùng cho phản ứng realtime RT-PCR.
3.2.3. Cặp mồi và mẫu dò (primers và probe).
3.2.4. Etanol tuyệt đối, dùng cho tách chiết mẫu ARN/ADN.
3.2.5. Dung dịch PBS, pH 7,0 (xem Phụ lục A).
3.2.6. Mẫu ARN đối chứng dương, tách chiết từ virus gây bệnh Gumboro, có giá trị Ct (chu kỳ ngưỡng) đã biết trước.
3.2.7. Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.8. Nước, tinh khiết không có nuclease.
3.3. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp ELISA (phép thử miễn dịch liên kết enzym)
Hiện nay các kít ELISA thương mại có sẵn trên thị trường dùng để phát hiện kháng thể Gumboro. Khi sử dụng phương pháp ELISA cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Như vậy, để chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà thì có thể sử dụng một số loại thuốc thử và vật liệu thử vừa nêu trên.
Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?