Trường hợp kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao?

Cho tôi hỏi các công ty TKV phải tổ chức kiểm kê tài sản thực tế để xác định số lượng các loại tài sản trong trường hợp nào? Nếu kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao? Câu hỏi của chị D.T từ Thái Bình.

Công ty TKV thực hiện kiểm kê tài sản theo định kỳ hay theo yêu cầu của chủ sở hữu?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-UBQLV năm 2021 quy định về tài sản của tập đoàn như sau:

Tài sản của TKV
1. Tài sản của TKV là các loại tài sản hữu hình và vô hình thuộc quyền quản lý của TKV, bao gồm các tài sản ngắn hạn (như tiền, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác) và các tài sản dài hạn (như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác) được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn huy động và các nguồn hợp pháp khác.
2. TKV phải quản lý, sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để lãng phí, ứ đọng, không cần dùng, thất thoát, kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu.
3. Việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất thuộc tài sản của TKV được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Theo quy định trên thi công ty TKV (Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam) tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ và cả theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Trường hợp kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao?

Trường hợp kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao? (Hình từ Internet)

Các công ty TKV phải tổ chức kiểm kê tài sản thực tế để xác định số lượng các loại tài sản trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-UBQLV năm 2021 quy định về trường hợp thực hiện kiểm kê tài sản như sau:

Kiểm kê tài sản
1. TKV phải tổ chức kiểm kê thực tế để xác định số lượng các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp; số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của doanh nghiệp; đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu trong các trường hợp sau:
a) Thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
b) Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;
c) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì các nguyên nhân khác gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp;
d) Các trường hợp khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
...

Theo đó, các công ty TKV phải tổ chức kiểm kê tài sản thực tế để xác định số lượng các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp trong trường hợp sau:

(1) Thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;

(2) Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;

(3) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì các nguyên nhân khác gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp;

(4) Các trường hợp khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-UBQLV năm 2021 quy định về việc xử lý kết quả kiểm kê như sau:

Kiểm kê tài sản
...
2. Xử lý kết quả kiểm kê:
a) Xử lý kết quả kiểm kê tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm:
- Trường hợp kết quả kiểm kê thiếu tài sản so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán nếu do nguyên nhân chủ quan của tập thể, cá nhân có liên quan gây ra thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường. Hội đồng thành viên TKV quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giá trị tài sản bị thiếu sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của tập thể, cá nhân (nếu có) hoặc giá trị tài sản thiếu do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp kết quả kiểm kê thừa tài sản so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán, TKV phải xác định rõ nguyên nhân thừa tài sản, đối với tài sản thừa không phải trả lại được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp; đối với tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân thì hạch toán vào phải trả, phải nộp khác; trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán cho phù hợp.
b) Việc xử lý kết quả kiểm kê theo quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp kiểm kê cụ thể.
c) TKV có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, công nợ, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản, công nợ không được xử lý thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV chịu trách nhiệm trước Ủy ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy, nếu kết quả kiểm kê thừa tài sản so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán, các công ty TKV phải xác định rõ nguyên nhân thừa tài sản, đối với tài sản thừa không phải trả lại được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.

Đối với tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân thì hạch toán vào phải trả, phải nộp khác.

Trong trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán cho phù hợp.

Kiểm kê tài sản Tải về quy định liên quan đến Kiểm kê tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao?
Pháp luật
Kiểm kê tài sản được Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tổ chức trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hoạt động kiểm kê tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được quyết định thành lập khi nào? Việc kiểm kê cuối ngày do ai thực hiện?
Pháp luật
Sau khi kiểm kê tài sản doanh nghiệp không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Kiểm kê tài sản là gì? Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào? Kết quả kiểm kê tài sản sẽ được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kiểm kê tài sản cuối năm của công ty cổ phần 100% vốn tư nhân như thế nào? Khi nào phải kiểm kê tài sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm kê tài sản
930 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm kê tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào