Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành thì giải quyết như thế nào? Trường hợp nào hòa giải ở cơ sở không thành?
Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành thì giải quyết như thế nào?
Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành được quy định tại Điều 27 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
Hòa giải không thành
Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.
Trong trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hòa giải ở cơ sở không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.
Giải quyết Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành được quy định tại Điều 10 Nghị định 15/2014/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.
- Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản, ghi rõ thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ, việc; yêu cầu của các bên; lý do hòa giải không thành; chữ ký của hòa giải viên.
Trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành thì giải quyết như thế nào? Trường hợp nào hòa giải ở cơ sở không thành? (Hình từ internert)
Hòa giải viên có phải ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở không?
Tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 21 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định như sau:
Tiến hành hòa giải
1. Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
2. Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
3. Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
Như vậy, Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Lưu ý: Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành.
Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở gồm có các nội dung chủ yếu nào?
Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2014/NĐ-CP như sau:
Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở
1. Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm nhận vụ, việc hòa giải;
b) Họ, tên, tuổi, địa chỉ của các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải;
c) Họ, tên của hòa giải viên, người được mời tham gia hòa giải (nếu có);
d) Nội dung chủ yếu của vụ, việc và yêu cầu của các bên;
đ) Kết quả hòa giải;
e) Chữ ký của hòa giải viên, người chứng kiến việc hòa giải và người được mời tham gia hòa giải (nếu có).
2. Sau khi kết thúc hòa giải, hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi sổ.
3. Tổ trưởng tổ hòa giải có trách nhiệm lưu giữ, đôn đốc việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở có nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm nhận vụ, việc hòa giải;
- Họ, tên, tuổi, địa chỉ của các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải;
- Họ, tên của hòa giải viên, người được mời tham gia hòa giải (nếu có);
- Nội dung chủ yếu của vụ, việc và yêu cầu của các bên;
- Kết quả hòa giải;
- Chữ ký của hòa giải viên, người chứng kiến việc hòa giải và người được mời tham gia hòa giải (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?