Trưởng đoàn thanh tra là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi Trưởng đoàn thanh tra là ai? Trưởng đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? - Câu hỏi của bạn Xuyên (Bến Tre)

Trưởng đoàn thanh tra là ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Thanh tra 2022 có quy định về Trưởng đoàn thanh tra như sau:

Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.

Đồng thời, theo khoản 16 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 có xác định:

Giải thích từ ngữ
...
16. Người tiến hành thanh tra bao gồm người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra.

Theo đó, trưởng đoàn thành tra là người tiến hành thanh tra và đứng đầu Đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm:

- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra;

- Chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra được quy định như thế nào?

Trưởng đoàn thanh tra là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra được quy định ra sao?

Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra bao gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

- Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm thực hiện yêu cầu, mục đích thanh tra;

- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

- Yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tài sản kiểm kê;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản;

- Quyết định niêm phong tài liệu;

- Quyết định kiểm kê tài sản;

- Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

- Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

Trưởng đoàn thanh tra có quyền hủy bỏ biện pháp thanh tra khi thấy không còn cần thiết không?

Khoản 2 Điều 81 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
...
2. Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e, h và i khoản 1 Điều này không còn cần thiết thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022, điểm đ khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022, điểm e khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022, điểm h khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022điểm i khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022 bao gồm những biện pháp:

- Yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tài sản kiểm kê;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản;

- Quyết định niêm phong tài liệu;

- Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

Như vậy, trong 05 biện pháp thanh tra nêu trên, nếu xét thấy không còn cần thiết đối với cuộc thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có quyền hủy bỏ hoặc uy cầu hủy bỏ biện pháp đó.

Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.

Trưởng đoàn thanh tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn để trở thành Trưởng đoàn thanh tra là gì? Trường hợp nào không được làm Trưởng đoàn thanh tra?
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra là người có trách nhiệm ghi và quản lý Sổ nhật ký Đoàn thanh tra đúng không?
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hành vi vi phạm không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra ra sao? Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra như thế nào?
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ do ai thực hiện?
Pháp luật
Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Ai không được làm Trưởng đoàn thanh tra? Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra được quy định ra sao?
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra có được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho phó đoàn thanh tra thực hiện không?
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có được ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó thực hiện không?
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra có được vắng mặt tại buổi thanh tra không? Có được tham gia Đoàn thanh tra khi có người thân làm trong đơn vị là đối tượng thanh tra không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trưởng đoàn thanh tra
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
12,283 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trưởng đoàn thanh tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trưởng đoàn thanh tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào