Tiêu chuẩn để trở thành Trưởng đoàn thanh tra là gì? Trường hợp nào không được làm Trưởng đoàn thanh tra?
Tiêu chuẩn để trở thành Trưởng đoàn thanh tra là gì?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Thanh tra 2022 quy định về tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;
c) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
d) Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
b) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
c) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên;
d) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 60 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Đoàn thanh tra
...
2. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác. Thành viên khác của Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên và người khác tham gia Đoàn thanh tra nhưng không phải là Thanh tra viên.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.
Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Như vậy, người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, đáp ứng được các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng theo quy định trên thì được bổ nhiệm làm Trưởng đoàn thanh tra.
Tiêu chuẩn để trở thành Trưởng đoàn thanh tra là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được làm Trưởng đoàn thanh tra?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra như sau:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
Theo đó, những người thuộc trường hợp không được làm Trưởng đoàn thanh tra bao gồm:
- Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra theo quy định pháp luật là gì?
Tại Điều 26 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra như sau:
Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ, thời hạn cuộc thanh tra; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra và các tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra; giám sát các thành viên Đoàn thanh tra thuộc cơ quan, đơn vị mình; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được người ra quyết định thanh tra giao.
3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra;
- Ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra;
- Chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?