Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có được vắng mặt tại buổi công bố Quyết định thanh tra không? Nhiệm vụ của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố Quyết định thanh tra?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra như sau:
Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố Quyết định thanh tra; thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
2. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra ký văn bản thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố Quyết định thanh tra; thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có được vắng mặt tại buổi công bố Quyết định thanh tra không?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định việc công bố Quyết định thanh tra như sau:
Công bố Quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra phải được công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 52 của Luật Thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra.
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố Quyết định thanh tra. Nội dung buổi công bố bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra công bố Quyết định thanh tra, người thực hiện giám sát công bố Quyết định giám sát (nếu có), Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu, các thành viên khác tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra có thể phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Biên bản công bố Quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 52 của Luật Thanh tra 2010 quy định:
Quyết định thanh tra chuyên ngành
...
2. Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Trưởng đoàn thành tra phải có mặt tại buổi Thanh tra để thực hiện việc công bố quyết định thanh tra.Việc Trưởng đoàn thanh tra vắng mặt là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Nhiệm vụ của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Thanh tra 2010 quy định nhiệm vụ của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
...
Như vậy, nhiệm vụ của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý, sử dụng, khai thác quỹ đất xây dựng công trình sự nghiệp được quy định như thế nào?
- Phương pháp thu nhập trong định giá đất áp dụng trong trường hợp nào? Khảo sát và thu thập thông tin về chi phí thửa đất cần định giá thế nào?
- Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng công chức hàng năm? Trình tự thủ tục đánh giá xếp loại công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu?
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
- Quyền của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai là gì? Căn cứ tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai là gì?