Trong vụ án hình sự có đồng phạm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu như thế nào?

Cho hỏi trong vụ án hình sự có đồng phạm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào? Bên cạnh đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu như thế nào? Căn cứ pháp lý ở đầu? - câu hỏi của bạn Trường (Hải Dương).

Trong vụ án hình sự có đồng phạm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?

Theo hướng dẫn tại Mục 8 Phần I công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại “trong vụ án hình sự” có đồng phạm được xác định như sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm được xác định như thế nào?
Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tòa án căn cứ vào Điều 48 của Bộ luật Hình sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án có đồng phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 587 của Bộ luật Dân sự, theo đó thì “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”. Ngoài ra, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bên cạnh đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Như vậy, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người

Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau

Ngoài ra, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Lưu ý: Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại (Hình từ Internet)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

- Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Khi chủ động bồi thường thiệt hại thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a,b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;”;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.”.
...

Theo quy định trên đã nêu ra các tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong đó có trường hợp người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

Như vậy, khi chủ động bồi thường thiệt hại thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động làm hư hỏng dụng cụ không đúng thời hiệu theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Không quy định cụ thể trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị trong nội quy lao động doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro pháp lý nào?
Pháp luật
Bên bị vi phạm có được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thương mại?
Pháp luật
Bưu gửi bị mất thì bồi thường như thế nào? Trường hợp tìm lại được bưu gửi đã mất thì có phải trả lại tiền bồi thường không?
Pháp luật
Bên gây thiệt hại yêu cầu bên thiệt hại phải làm cam kết không nhận tiền bảo hiểm có đúng không?
Pháp luật
Bên bán không hướng dẫn cách sử dụng tài sản thì bên mua có yêu cầu bồi thường thiệt hại được không?
Pháp luật
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được căn cứ như thế nào?
Pháp luật
Bị chó cắn thì ai là người bồi thường thiệt hại? Cần những giấy tờ gì để được bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại là bao lâu? Điều kiện để được cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Văn bản làm căn cứ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định thế nào? Văn bản yêu cầu bồi thường phải có những nội dung chính nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại
1,996 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào