Trong tương lai, người tiêu dùng sẽ bị từ chối khi yêu cầu tổ chức thương lượng trong các trường hợp nào?
- Thương lượng được hiểu như thế nào theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
- Trình tự, thủ tục tổ chức thương lượng tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Các trường hợp bị từ chối yêu cầu tổ chức thương lượng?
Thương lượng được hiểu như thế nào theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Căn cứ Điều 55 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2), theo đó quy định:
“Điều 55. Thương lượng
1. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng hoặc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.”
Trong tương lai, người tiêu dùng sẽ bị từ chối khi yêu cầu tổ chức thương lượng trong các trường hợp nào?
Trình tự, thủ tục tổ chức thương lượng tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ theo Điều 56 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2), theo đó:
- Người tiêu dùng gửi yêu cầu tổ chức thương lượng và các tài liệu liên quan bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trường hợp người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa tiến hành thương lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 55, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và báo cáo kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vòng 05 ngày làm việc kể từ thời điểm kết thúc thương lượng.
- Trường hợp người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa tiến hành thương lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 55, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm gửi thông báo về việc tổ chức thương lượng đến các bên và tổ chức thương lượng.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi thương lượng và trong quá trình thương lượng có trách nhiệm:
- Tổ chức thương lượng theo quy định pháp luật.
- Hướng dẫn cho người tiêu dùng về trình tự, thủ tục thương lượng.
- Tư vấn, hướng dẫn cho người tiêu dùng về kiến thức pháp luật, phương hướng, cách thức giải quyết tranh chấp theo phương thức thương lượng.
- Không can thiệp vào tự do ý chí của các bên trong quá trình thương lượng.
Các trường hợp bị từ chối yêu cầu tổ chức thương lượng?
Căn cứ Điều 58 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2) về từ chối yêu cầu tổ chức thương lượng, theo đó:
“Điều 58. Từ chối yêu cầu tổ chức thương lượng
Yêu cầu tổ chức thương lượng của người tiêu dùng không được tiếp nhận, giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:
1. Người tiêu dùng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
2. Người đại diện không hợp pháp thực hiện yêu cầu.
3. Không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
4. Nội dung yêu cầu không thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Yêu cầu đã được cơ quan quản lý nhà nước khác giải quyết hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết trước đó.
6. Vi phạm quy chế, quy định làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
Như vậy, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2) đã quy định thêm việc từ chối yêu cầu tổ chức thương lượng. Theo đó căn cứ theo quy định như đã phân tích ở trên thì có thể xác định được các trường hợp bị từ chối yêu cầu tổ chức thương lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?