Trong trường hợp khẩn cấp để truy bắt tội phạm thì người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào Việt Nam thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào?

Cho tôi hỏi là người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào? Câu hỏi của anh C đến từ Yên Bái.

Trường hợp khẩn cấp đối với người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2020/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện quốc phòng, an ninh là phương tiện chuyên dùng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc phương tiện không chuyên dùng nhưng được cấp có thẩm quyền trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng dụng tài sản để chuyên chở cán bộ, chiến sĩ ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Cơ quan chủ quản là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được cấp có thẩm quyền cho phép cử cán bộ, chiến sĩ đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Trường hợp khẩn cấp là tình huống theo yêu cầu của nhiệm vụ người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh phải ra, vào lãnh thổ Việt Nam trong thời gian nhanh nhất, mà nếu hoàn thành đầy đủ các thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh thông thường sẽ gây trở ngại lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ.

Theo đó, trường hợp khẩn cấp đối với người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội là tình huống theo yêu cầu của nhiệm vụ truy bắt người phạm tội người đi trên phương tiện quốc phòng phải ra, vào lãnh thổ Việt Nam trong thời gian nhanh nhất, mà nếu hoàn thành đầy đủ các thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh thông thường sẽ gây trở ngại lớn đến việc truy bắt người phạm tội.

Trong trường hợp khẩn cấp để truy bắt tội phạm thì người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào Việt Nam thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào?

Trong trường hợp khẩn cấp để truy bắt tội phạm thì người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào Việt Nam thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào? (Hình từ Internet)

Người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 73/2020/NĐ-CP như sau:

Kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để cứu hộ, cứu nạn, truy bắt người phạm tội
1. Việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để cứu hộ, cứu nạn, truy bắt người phạm tội theo kế hoạch thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Trường hợp khẩn cấp, người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để cứu hộ, cứu nạn, truy bắt người phạm tội không thể thực hiện ngay thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, thực hiện như sau:
a) Cơ quan chủ quản có trách nhiệm:
Chậm nhất sau 48 giờ kể từ khi người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cơ quan chủ quản thông báo bằng văn bản cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
b) Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh, trao đổi ngay với cơ quan chủ quản các vấn đề phát sinh liên quan đến kiểm soát xuất nhập cảnh.

Như vậy, trong trường hợp người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp thực hiện như sau:

- Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh các nội dung về kế hoạch, thời gian, địa điểm, số hiệu phương tiện, danh sách và loại giấy tờ xuất nhập cảnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh, trao đổi ngay với cơ quan chủ quản các vấn đề phát sinh liên quan đến kiểm soát xuất nhập cảnh.

Cơ quan chủ quản của người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 73/2020/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
1. Việc kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh phải thực hiện đúng quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, bảo đảm bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
2. Phương tiện chuyên chở cán bộ, chiến sĩ ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh theo đường hàng không, hàng hải, đường thủy, đường bộ, đường sắt và các điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Trường hợp khẩn cấp, không thể thực hiện ngay thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ quan chủ quản phải có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh hoàn thiện thủ tục xuất nhập cảnh chậm nhất sau 48 giờ kể từ khi người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Như vậy, trong thời hạn 48 giờ (kể từ khi người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh) cơ quan chủ quản của người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để truy bắt người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh hoàn thiện thủ tục xuất nhập cảnh.

Phương tiện quốc phòng
Quốc phòng an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào lãnh thổ Việt Nam để cứu hộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong trường hợp khẩn cấp để truy bắt tội phạm thì người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào Việt Nam thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải có vốn điều lệ bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thì phải có bao nhiêu lao động kỹ thuật?
Pháp luật
Thông tư 07/2023/BQP: Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, bảo vệ biên giới, biển, đảo, thềm lục địa?
Pháp luật
Công ty cổ phần có được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không? Loại hình doanh nghiệp nào được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Ai là người giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh? Hội đồng thực hiện nhiệm vụ thế nào?
Pháp luật
Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu phải báo cáo định kỳ kết quả giáo dục quốc phòng và an ninh với Bộ Tư lệnh quân khu vào thời điểm nào?
Pháp luật
Đất bãi tập định nghĩa như thế nào? Việc quản lý và sử dụng đất bãi tập được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào? Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện quốc phòng
118 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện quốc phòng Quốc phòng an ninh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào