Công ty cổ phần có được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không? Loại hình doanh nghiệp nào được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh?
- Công ty cổ phần có được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không? Điều kiện về loại hình doanh nghiệp ra sao?
- Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có những quyền và nghĩa vụ gì?
- Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định ra sao?
Công ty cổ phần có được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không? Điều kiện về loại hình doanh nghiệp ra sao?
Căn cứ Nghị định 16/2023/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
Về điều kiện xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, căn cứ Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
1. Là một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có ít nhất một doanh nghiệp là doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.
3. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP nêu trên thì doanh nghiệp muốn được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thì phải là có loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Do đó, công ty cổ phần không thể thành doanh nghiệp trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng theo quy định hiện nay.
Công ty cổ phần có được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không? Điều kiện về loại hình doanh nghiệp ra sao? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
a) Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm đủ nguồn lực, đầu tư đủ vốn điều lệ để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
b) Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh (ngoài thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh) khi bảo đảm các điều kiện sau:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chấp thuận, phê duyệt bằng văn bản;
Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;
Không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
c) Quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành.
d) Chấp hành các quy định pháp luật, quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về hợp tác quốc tế khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
đ) Chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở doanh nghiệp khác trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có các quyền và nghĩa vụ theo nội dung quy định được trích dẫn nêu trên.
Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 16/2023/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý, Kiểm soát viên, Trưởng ban kiểm soát của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý, Kiểm soát viên, Trưởng ban kiểm soát, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.
Về các chức danh quản lý, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?