Trọng tài thương mại có được tự lựa chọn pháp luật để áp dụng không? Đã ra phán quyết thì có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ phán quyết trọng tài thương mại không?

Hai bên đã thỏa thuận pháp luật áp dụng nhưng trọng tài tự lựa chọn pháp luật khác để áp dụng thì có được không? Nếu trọng tài thương mại đã ra phán quyết thì có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ phán quyết trọng tài không? - Câu hỏi của anh Minh Hiếu đến từ Tuyên Quang

Trọng tài thương mại có được tự lựa chọn pháp luật để áp dụng không?

Căn cứ vào Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:

Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định trên thì trường hợp hai bên có thỏa thuận pháp luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn, không tự ý quyết định áp dụng theo luật quốc gia khác.

Trọng tài thương mại có được tự lựa chọn pháp luật để áp dụng không?

Trọng tài thương mại có được tự lựa chọn pháp luật để áp dụng không? (Hình từ Internet)

Có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung phán quyết của trọng tài thương mại được không?

Căn cứ vào quy định tại Điều 63 Luật Trọng tại thương mại 2010 như sau:

Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửa những lỗi quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo ngay cho các bên.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, giải thích hoặc ra phán quyết bổ sung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.

Như vậy, nếu anh/chị phát hiện có sai sót về pháp luật áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc và đã có phán quyết thì anh/chị yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo quy định trên.

Nếu đã quá thời hạn theo Điều 63 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì anh/chị có quyền đề nghị Tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài theo Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Khi Tòa án đã tuyên hủy phán quyết thì phán quyết của trọng tài không còn giá trị áp dụng nữa, tranh chấp của các bên sẽ phải giải quyết lại.

Phán quyết trọng tài thương mại bị hủy trong trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về căn cứ huỷ phán quyết trọng tài thương mại như sau:

Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trọng tài thương mại Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Trọng tài thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có thể được thực hiện khi nào? Khi xảy ra tranh chấp thì Hội đồng trọng tài sử dụng luật nào để giải quyết?
Pháp luật
Có thể thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ngoài lãnh thổ Việt Nam hay không?
Pháp luật
Vụ án tranh chấp thương mại giữa hai người Việt Nam tại Singapore đã được giải quyết bằng phán quyết của Trọng tài thì Tòa án Việt Nam có thể tiếp tục thụ lý và giải quyết không?
Pháp luật
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là trong bao lâu? Khi áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì có tốn phí hay không?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án khi không đồng ý với phán quyết của Trọng tài thương mại. Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài ra sao?
Pháp luật
Phí trọng tài thương mại khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do ai chịu? Chịu bao nhiêu?
Pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có thể được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì? Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp này được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có bắt buộc tiến hành công khai hay không? Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể được chọn do yêu cầu một bên không?
Pháp luật
Nội dung Án lệ số 69/2023/AL về thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trọng tài thương mại
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,587 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trọng tài thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào