Trong nội dung để phổ biến giáo dục pháp luật có thể lồng ghép gương người tốt việc tốt vào làm ví dụ hay không?

Trong nội dung để phổ biến giáo dục pháp luật có thể lồng ghép gương người tốt việc tốt vào làm ví dụ hay không? Bên cạnh đó thì việc lồng ghép các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện bằng hình thức nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Bảo Trân đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong nội dung để phổ biến giáo dục pháp luật có thể lồng ghép gương người tốt việc tốt vào làm ví dụ hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
2. Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
3. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Theo đó, có thể mang những việc ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật để lồng ghép vào nội dung giáo dục pháp luật.

Giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)

Việc lồng ghép các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện bằng hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Theo đó, việc phổ biến pháp luật được thực hiện bằng các hình thức nêu trên. Trong đó, việc lồng ghép các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật là thực hiện lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

Hằng năm thì việc lập dự toán về phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện ra sao?

Hằng năm thì việc lập dự toán về phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo Điều 4 Thông tư 56/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ 06/10/2023) cụ thể:

Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Theo đó, hằng năm việc lập dự toán về phổ biến giáo dục pháp luật từ ngân sách nhà nước cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Trước đây, hằng năm thì việc lập dự toán về phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện ra sao, được giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP (Hết hiệu lực từ 06/10/2023) như sau:

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện như sau:
1. Lập dự toán ngân sách:
a) Hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của năm và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý ban hành kế hoạch để làm căn cứ lập dự toán ngân sách;
b) Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hằng năm cho đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này;
Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các Đề án đã được phê duyệt, căn cứ vào mục tiêu của từng Đề án lập dự toán (phần kinh phí do trung ương bảo đảm) tổng hợp chung trong dự toán của Bộ, ngành mình, gửi Bộ Tài chính (sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về nội dung, kế hoạch thực hiện) để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hằng năm của các Bộ, ngành chủ trì Đề án. Đối với các Đề án có các Tiểu đề án thì các cơ quan chủ trì Đề án phải có trách nhiệm tổng hợp nội dung, kế hoạch hoạt động của các Tiểu đề án gửi Bộ Tư pháp thẩm định chung;
Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các Tiểu đề án trong các Đề án đã được phê duyệt, căn cứ vào mục tiêu của từng Tiểu đề án lập dự toán kinh phí (phần kinh phí do Trung ương bảo đảm) tổng hợp vào dự toán chi của Bộ, ngành mình gửi Bộ Tài chính (sau khi có ý kiến của cơ quan chủ trì Đề án về nội dung, kế hoạch thực hiện) để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành chủ trì Tiểu đề án.
c) Đối với kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật:
- Kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị: Hằng năm, căn cứ định mức chi tiêu và kế hoạch xây dựng Tủ sách pháp luật được cơ quan có thẩm quyền quyết định, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này;
- Việc lập dự toán, cấp phát kinh phí ngân sách Trung ương cấp kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách và các xã thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, thực hiện theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này.
d) Đối với kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật:
Hằng năm, trên cơ sở tổng hợp dự toán ngân sách đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, dự kiến nguồn thu, nhiệm vụ chi của địa phương, UBND tỉnh tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ theo các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này báo cáo về Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính;
Bộ Tư pháp tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các tỉnh trong năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán, Bộ Tài chính thông báo kinh phí cho các địa phương được hỗ trợ để rút dự toán thực hiện;
Thời hạn các tỉnh gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về thời hạn báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (trước ngày 25/7); nếu quá thời hạn gửi báo cáo theo quy định thì Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính không chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu đề nghị hỗ trợ kinh phí.
2. Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật được thực hiện theo chế độ và quy định quản lý tài chính hiện hành.

Theo đó, hằng năm thì việc lập dự toán về phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định trên.

1,000 lượt xem
Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào