Trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô có thể nộp bản sao giấy tờ có liên quan không?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô? Có phải nộp lệ phí không?
- Trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô có thể nộp bản sao giấy tờ có liên quan không?
- Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất bao nhiêu thành viên sáng lập là tổ chức?
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô? Có phải nộp lệ phí không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép như sau:
Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp Giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định có liên quan của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-NHN quy định về lệ phí cấp Giấp phép như sau:
Lệ phí cấp Giấp phép
1. Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
3. Khoản lệ phí quy định tại khoản 1 Điều này không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Theo đó, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, đơn vị được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý: khoản lệ phí phải đóng khi được cấp Giấy phép không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô có thể nộp bản sao giấy tờ có liên quan không? (Hình từ Internet)
Trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô có thể nộp bản sao giấy tờ có liên quan không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về lập và gửi hồ sơ như sau:
Lập và gửi hồ sơ
1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt, trong đó bản sao giấy tờ, văn bằng, bản dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu. Hồ sơ được gửi Ngân hàng Nhà nước bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Theo quy định trên, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô có thể nộp bản sao của các giấy tờ liên quan.
Tuy nhiên, nếu giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất bao nhiêu thành viên sáng lập là tổ chức?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện được cấp giấy phép như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép
1. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
2. Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư này.
4. Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
Dẫn chiếu Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về thành viên sáng lập tổ chức kinh tế vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:
Chủ sở hữu, thành viên sáng lập tổ chức tài chính vi mô
...
2. Thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội;
b) Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
c) Thành viên sáng lập là cá nhân:
(i) Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
(ii) Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
(iii) Không phải là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
(iv) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
...
Như vậy, để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức.
Thành viên sáng lập là tổ chức phải đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?