Nợ xấu của tổ chức tài chính vi mô là nợ như thế nào? Nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được tổ chức tài chính vi mô phân loại gồm những gì?
- Nợ xấu của tổ chức tài chính vi mô là nợ như thế nào? Nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được tổ chức tài chính vi mô phân loại gồm những gì?
- Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện như thế nào?
- Hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Nợ xấu của tổ chức tài chính vi mô là nợ như thế nào? Nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được tổ chức tài chính vi mô phân loại gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định tại Thông tư này.
...
Theo đó, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định tại Thông tư 14/2024/TT-NHNN.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định về nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 được phân loại bởi tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Nợ xấu của tổ chức tài chính vi mô là nợ như thế nào? Nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được tổ chức tài chính vi mô phân loại gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
b) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
d) Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
...
Như vậy, việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với đó, thì thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân.
- Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên.
- Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:
- Ủy thác vốn, nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
- Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng đối với khách hàng của tổ chức tài chính vi mô đó;
- Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô;
- Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nợ xấu của tổ chức tài chính vi mô là nợ như thế nào? Nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được tổ chức tài chính vi mô phân loại gồm những gì?
- Xuất nhiều hóa đơn sai thời điểm thì bị phạt một lần hay theo từng hóa đơn? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu năm?
- Ai cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý?
- Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng có bao gồm thực hiện dịch vụ thanh toán séc không?
- Thống nhất sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương