Tài chính vi mô là gì? Cơ quan nào cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Tài chính vi mô là gì?
Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật không có khái niệm về tài chính vi mô là gì.
Nhưng có thể hiểu, tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm các khoản tín dụng vi mô, tiết kiệm, bảo hiểm tới người nghèo, các hộ gia đình có thu nhập thấp, những đối tượng có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tài chính nhưng khó tiếp cận các tổ chức tài chính như ngân hàng, định chế tài chính.
Ngoài ra, tài chính vi mô còn nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.
* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Cùng với đó căn cứ theo khoản 37 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
37. Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
...
Theo đó, tổ chức tài chính vi mô có thể hiểu là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Tài chính vi mô là gì? Cơ quan nào cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép
...
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Các điều kiện quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 và các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này;
c) Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật này;
d) Trường hợp đề nghị thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài thứ hai trở lên tại Việt Nam, ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong 03 năm liền kề trước năm đề nghị thành lập chi nhánh mới không vi phạm quy định của pháp luật, các tỷ lệ bảo đảm an toàn và có kết quả kinh doanh có lãi.
4. Văn phòng đại diện nước ngoài được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;
b) Quy định pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
5. Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Chính phủ quy định.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô.
Như vậy, theo quy định về điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Chính phủ quy định thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là người có thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô.
Việc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về việc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt, trong đó bản sao giấy tờ, văn bằng, bản dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Người đối chiếu theo quy định của pháp luật phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Trong mỗi bộ Hồ sơ phải có danh mục tài liệu. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục trình báo mất giấy thông hành thực hiện ở cấp huyện theo Quyết định 5283 như thế nào?
- Ủy ban kiểm tra công đoàn giám sát đối tượng nào trong tổ chức công đoàn? Nội dung giám sát đối với cán bộ công đoàn?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng lập thành mấy bộ? Giấy phép có nội dung gì?
- Hồ sơ thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe gồm những giấy tờ gì? Thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe như thế nào?
- Văn bản là gì? Trách nhiệm kiểm tra văn bản hành chính của người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản?