Ai cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý?
- Dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý là đối tượng phải có giấy phép môi trường?
- Ai cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý?
- Căn cứ để cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý là gì?
Dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý là đối tượng phải có giấy phép môi trường?
Dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý là đối tượng phải có giấy phép môi trường? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường là dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Như vậy, dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý là đối tượng phải có giấy phép môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 109 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024.
Ai cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý?
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường theo Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý, cụ thể như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý nếu dự án này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hoặc dự án này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nếu dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường.
Nếu không thuộc các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của các cơ quan vừa nêu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường.
Căn cứ để cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý là gì?
Căn cứ cấp giấy phép môi trường nói chung thực hiện theo khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định;
(2) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);
(3) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
(5) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Lưu ý: Nếu tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào (1), (2), (4) và (5).
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền khi cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhóm 2 có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý thì sẽ xem xét các căn cứ này để cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng có bao gồm thực hiện dịch vụ thanh toán séc không?
- Thống nhất sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cao nhất là bao nhiêu % đối với tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn?
- Xin cấp lại giấy phép môi trường hay chỉ cần điều chỉnh giấy phép khi có sự thay đổi lưu lượng xả nước thải tối đa?
- Mẫu bài dự thi báo chí viết về Đảng quang vinh Bác Hồ vĩ đại với chủ đề 'Vững bước dưới cờ Đảng' năm 2025?