Trong điều kiện thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thì có yêu cầu về phương án về tổ chức bộ máy hay không?
- Trong điều kiện thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thì có yêu cầu về phương án về tổ chức bộ máy hay không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể hướng dẫn tổ bay xử lý khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp hay không?
Trong điều kiện thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thì có yêu cầu về phương án về tổ chức bộ máy hay không?
Căn cứ Điều 97 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu như sau:
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
1. Dịch vụ không lưu do doanh nghiệp nhà nước cung cấp.
Việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành hàng không dân dụng;
b) Có phương án về tổ chức bộ máy phù hợp;
c) Có phương án về kết cấu hạ tầng và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phù hợp;
d) Có phương án về đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp để vận hành khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị và tài liệu hướng dẫn khai thác.
Từ quy định trên thì để thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thì doanh nghiệp cần phải có phương án về tổ chức bộ máy phù hợp.
Việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
Trong điều kiện thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thì có yêu cầu về phương án về tổ chức bộ máy hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 98 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
1. Cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu.
2. Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải giao.
3. Duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của quốc gia lân cận để cung cấp dịch vụ điều hành bay, bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động của tàu bay trên các đường hàng không và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4. Tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ vùng trời, Quy chế không lưu hàng không dân dụng và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay.
5. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng.
6. Tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tình huống khẩn nguy, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và tác chiến phòng không.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có mốt số quyền và nghĩa vụ như cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu; cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải giao; tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ vùng trời, Quy chế không lưu hàng không dân dụng và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay;...và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật nên trên.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể hướng dẫn tổ bay xử lý khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp hay không?
Căn cứ Điều 194 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng như sau:
Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
1. Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người.
2. Tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp phải được ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng tham gia thực hiện phương án khẩn nguy.
5. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm xử lý hành vi can thiệp bất hợp pháp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 190 của Luật này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay của Bộ Quốc phòng ưu tiên trợ giúp điều hành tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp khi bay trong vùng trời Việt Nam; phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hướng dẫn tổ bay xử lý thích hợp khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay và thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp khác.
6. Trong trường hợp đặc biệt, vượt quá phạm vi thẩm quyền của các bộ, ngành có liên quan, Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý các vấn đề về bảo đảm an toàn cho tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa trong tàu bay.
7. Hãng hàng không phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay của mình.
Như vậy, khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn tổ bay xử lý và thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?