Trong công tác quản lý thị trường thì giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật được áp dụng với những đối tượng nào?
- Trong công tác quản lý thị trường thì giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật được áp dụng với những đối tượng nào?
- Nội dung giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường gồm những gì?
- Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường được thực hiện theo quy định nào?
Trong công tác quản lý thị trường thì giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật được áp dụng với những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật
1. Đối tượng của hoạt động giám sát gồm:
a) Tổ chức, cá nhân có dấu hiệu kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hoá nhập lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại;
b) Tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện vi phạm pháp luật theo tin báo của cơ sở cung cấp thông tin;
c) Phương tiện vận tải, địa điểm kinh doanh, nơi tập kết, tàng trữ, cất giấu hàng hoá, phương tiện, đồ vật có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật khác.
...
Như vậy trong công tác quản lý thị trường thì giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật được áp dụng với những đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân có dấu hiệu kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hoá nhập lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại;
- Tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện vi phạm pháp luật theo tin báo của cơ sở cung cấp thông tin;
- Phương tiện vận tải, địa điểm kinh doanh, nơi tập kết, tàng trữ, cất giấu hàng hoá, phương tiện, đồ vật có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật khác.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Nội dung giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật
...
2. Nội dung giám sát quy định tại khoản 3 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Nội dung hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ
...
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Thu thập và xác minh những thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; tổ chức, cá nhân có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại; đánh giá độ tin cậy của thông tin, tài liệu do cơ sở cung cấp thông tin cung cấp;
b) Xác định nơi tập kết, tàng trữ, cất giấu hàng hóa vi phạm; làm rõ bản chất, quy mô, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tẩu tán hàng hóa, phương tiện vi phạm, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ của đối tượng vi phạm.
Các thông tin, tài liệu thu thập trong quá trình giám sát là căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.
Như vậy nội dung giám sát gồm hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường gồm những nội dung được quy định như trên.
Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật
...
3. Hoạt động giám sát được thực hiện theo quy định sau:
a) Căn cứ chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp trên hoặc báo cáo, đề xuất của công chức hoặc thông tin thu thập được hoặc tin báo của cơ sở cung cấp thông tin, người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra hoặc cấp phó được giao quyền phân công bằng văn bản việc thực hiện giám sát đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản phân công nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này phải ghi rõ căn cứ thực hiện việc giám sát, danh sách công chức thực hiện việc giám sát, đối tượng được giám sát và thời gian thực hiện việc giám sát;
c) Công chức Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ giám sát có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung văn bản phân công nhiệm vụ; báo cáo người giao nhiệm vụ kết quả giám sát và đề xuất, kiến nghị (nếu có) bằng văn bản để xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này.
4. Việc thực hiện hoạt động giám sát của công chức Quản lý thị trường phải được ghi trong sổ Nhật ký công tác để quản lý, theo dõi, giám sát.
Như vậy giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?