Trong các hình thức khám sức khỏe có bao gồm hình thức khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi làm việc hay không?
- Trong các hình thức khám sức khỏe có bao gồm hình thức khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi làm việc hay không?
- Đối tượng khám sức khỏe có bao gồm người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
- Quy trình khám sức khỏe được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật?
Trong các hình thức khám sức khỏe có bao gồm hình thức khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi làm việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về các hình thức khám sức khỏe như sau:
Khám sức khỏe
1. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
a) Khám sức khỏe định kỳ;
b) Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
c) Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
d) Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
đ) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
e) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
g) Hình thức khám sức khỏe khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 07 hình thức khám sức khỏe bao gồm:
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
- Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Hình thức khám sức khỏe khác.
Do đó, trong các hình thức khám sức khỏe có bao gồm hình thức khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi làm việc.
Cần lưu ý rằng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Trong các hình thức khám sức khỏe có bao gồm hình thức khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi làm việc hay không? (Hình từ Internet)
Đối tượng khám sức khỏe có bao gồm người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về đối tượng khám sức khỏe cụ thể như sau:
Đối tượng khám sức khỏe
1. Đối tượng khám sức khỏe:
a) Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
b) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
c) Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
...
Theo quy định nêu trên thì đối tượng khám sức khỏe bao gồm:
- Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam:
+ Khám sức khỏe định kỳ;
+ Khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
+ Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, đối tượng khám sức khỏe có bao gồm người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Quy trình khám sức khỏe được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định về quy trình khám sức khỏe cụ thể như sau:
Quy trình khám sức khỏe
1. Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
2. Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
c) Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
đ) Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
e) Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Như vậy, theo quy định trên, quy trình khám sức khỏe được thực hiện như sau đây:
Bước 1: Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở khám sức khỏe.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe.
Bước 3: Sau khi đã đối chiếu thì cơ sở khám sức khỏe đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Bước 4: Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh trong trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật.
Bước 5: Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe.
Bước 6: Cơ sở khám sức khỏe trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả bộ máy hành chính?
- Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Mẫu quyết định phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn cách viết?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 năm 2025? Vi phạm nồng độ cồn có bị tịch thu xe máy không?
- Đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi tại Nghị định 178? Đối tượng nào không được hưởng?